Với giải Câu hỏi thảo luận 9 trang 12 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Câu hỏi thảo luận 9 trang 12 KHTN lớp 7: Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó.
a) Một người đi xe điểm A đến điểm B.
b) Một viên bi sắt động trên máng nghiêng.
Trả lời:
a) Sử dụng đồng hồ bấm giây.
Lí do: quãng đường đủ lớn nên sử dụng đồng hồ bấm giây.
b) Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.
Lí do: quãng đường viên bi chuyển động ngắn nên phải sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số.
Lý thuyết Một số dụng cụ đo
1. Dao động kí
- Chức năng: Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian).
- Nguyên lý hoạt động: Mắc hai đầu micro với chốt tín hiệu vào của dao động kí. Micro sẽ biến đổi tín hiệu âm truyền tới thành tín hiệu điện có cùng quy luật với quy luật của tín hiệu âm. Trên màn hình của dao động kí sẽ xuất hiện một đường cong sáng biểu diễn sự biến đổi của tín hiệu điện theo thời gian. Căn cứ vào đó, ta biết được quy luật biến đổi của tín hiệu âm truyền tới theo thời gian.
- Một số nút cơ bản của mặt trước dao động kí
(1) POWER: Bật/ Tắt nguồn
(2) CH1 INPUT: Ngõ kết nối micro
(3) INTEN: Điều chỉnh độ sáng của tín hiệu trên màn hình.
(4) FOCUS: Điều chỉnh độ nét của tín hiệu trên màn hình
(5) MODE: Chọn mode
(6) VOLTS/ DIV: Chọn tỉ lệ điện áp trên một ô theo trục dọc.
(7) TIME/ DIV: Chọn tỉ lệ thời gian trên một ô theo trục ngang.
(8) TRIGGER: Điều chỉnh độ trigger
Sử dụng dao động kí:
- Gắn tín hiệu vào kênh 1, chọn mode CH1
- Xoay hai nút INTEN, FOCUS về vị trí giữa;
- Điểu chỉnh nút VOLTS/ DIV, TIME/ DIV ở mức trung bình;
- Trong 3 chế độ AC/ GND/ DC, chọn chế độ AC, nhấn ALT/ CHOP rồi nhả ra.
- Đặt TRIGGER MODE ở chế độ AUTO;
- Bật nút POWER, điều chỉnh nút VOLTS/ DIV, TIME/ DIV để chọn tỉ lệ điện áp và tỉ lệ thời gian phù hợp, kết hợp với xoay TRIGGER LEVEL cho tới khi đồ thị tín hiệu hiện ổn định trên màn hình.
2. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện
- Chức năng: Đo thời gian chuyển động của một vật trên một quãng đường khi vật đó chuyển động với vận tốc lớn. Ví dụ: đo thời gian một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng.
- Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm hai bộ phận chính: đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.
- Đồng hồ đo thời gian hiện số:
Mặt trước và mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số gồm các nút:
(1) Thang đo: Nút thang đo thể hiện giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.
(2) Mode: Thể hiện chế độ làm việc của đồng hồ, cụ thể nếu chọn chế độ làm việc A ↔ B thì ta sẽ đo được thời gian chuyển động của vật đi được quãng đường từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai. Cổng C là để kết nối với nam châm điện.
(3) Reset: Nút sử dụng để quay về trạng thái ban đầu.
Mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số gồm các nút:
(4) Công tắc điện: Nút đóng hoặc ngắt điện.
(5) Các nút cắm cổng quang điện.
- Cổng quang điện
+ Cổng quang điện hay còn gọi là mắt thần, một thiết bị cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu tia hồng ngoại.
+ Khi tia hồng ngoại chiếu đến bộ phận thu bị chặn lại thì cổng quang sẽ phát ra một tín hiệu điều khiển thiết bị được nối với nó. Khi nối cổng quang điện với đồng hồ hiện số, tùy theo cách chọn chế độ của đồng hồ mà tín hiệu này sẽ điều khiển đồng hồ bắt đầu đo hoặc dừng do.
+ Hiện nay, cổng quang điện có trong các thiết bị như: hệ thống đếm sản phẩm; hệ thống phát hiện người, vật chuyển động.
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Luyện tập 2 trang 7 KHTN lớp 7: Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?...
Luyện tập 3 trang 7 KHTN lớp 7: Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em thực hiện những việc nào?...
Luyện tập 4 trang 7 KHTN lớp 7: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả...
Luyện tập 5 trang 7 KHTN lớp 7: Rút ra kết luận nghiên cứu của em...
Câu hỏi thảo luận 8 trang 11 KHTN lớp 7: Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?...
Bài 2 trang 13 KHTN lớp 7: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất