Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên

13.6 K

Với giải Câu hỏi thảo luận 3 trang 9 Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Câu hỏi thảo luận 3 trang 9 KHTN lớp 7: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

Lý thuyết Kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

1. Kĩ năng quan sát

Quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cần tìm hiều hay khám phá, từ đó có được câu trả lời.

2. Kĩ năng phân loại

Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.

3. Kĩ năng liên kết

Từ những thông tin thu được, các nhà nghiên cứu tiếp tục liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được.

Kĩ năng liên kết này được thực hiện thông qua việc sử dụng các kiến thức khoa học liên quan, sử dụng các công cụ toán học, các phần mềm máy tính, … để thu thập và xử lý dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

4. Kĩ năng đo

Kĩ năng đo gồm: ước lượng giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; tiến hành đo; đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo.

5. Kĩ năng dự báo

Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể.

6. Kĩ năng viết báo cáo

Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học.

Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận, nghiên cứu.

7. Kĩ năng thuyết trình

Sau khi hoàn thành báo cáo, chúng ta cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình.

Một số yêu cầu cần đảm bảo để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao:

+ Trước khi thuyết trình: Chuẩn bị bài báo cáo, các công cụ hỗ trợ nếu có.

+ Trong quá trình thuyết trình: Chú ý về hình thức; về ngôn ngữ cần rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, logic; về ngữ điệu, nhịp điệu, sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, …

+ Sau khi kết thúc bài thuyết trình: Lắng nghe câu hỏi, ghi chép và chuẩn bị câu trả lời theo nhóm các vấn đề. Trong khi trao đổi, thảo luận, cần tập trung vào vấn đề cốt lõi cùng thái độ nhiệt tình, ôn hòa, cởi mở.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 6 KHTN lớp 7: Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy lá cây xấu hổ tự khép lại khi có vật chạm vào, dòng sông đục ngầu phù sa khi mùa lũ đi qua, các đàn chim di cư bay theo đội hình chữ V, ......

Luyện tập 1 trang 7 KHTN lớp 7: Em hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu hiện tượng đó....

Luyện tập 2 trang 7 KHTN lớp 7Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?...

Luyện tập 3 trang 7 KHTN lớp 7Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em thực hiện những việc nào?...

Luyện tập 4 trang 7 KHTN lớp 7: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả...

Luyện tập 5 trang 7 KHTN lớp 7: Rút ra kết luận nghiên cứu của em...

Câu hỏi thảo luận 1 trang 9 KHTN lớp 7: Quan sát hình 1.1 và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá....

Câu hỏi thảo luận 2 trang 9 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 1.2, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm....

Câu hỏi thảo luận 4 trang 9 KHTN lớp 7: Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lý số liệu và rút ra kết luận gì?...

Câu hỏi thảo luận 5 trang 9 KHTN lớp 7: Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?...

Câu hỏi thảo luận 6 trang 10 KHTN lớp 7Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?...

Luyện tập trang 10 KHTN lớp 7: Bác sĩ chẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng gì? Các kĩ năng đó tương ứng với các kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?...

Vận dụng trang 10 KHTN lớp 7: Em đã sử dụng kĩ năng nào trong học tập môn Khoa học tự nhiên để thực hiện các hoạt động sau:...

Câu hỏi thảo luận 7 trang 10 KHTN lớp 7: Em đã đứng trước lớp hay nhóm bạn để trình bày một vấn đề nào chưa? Em thấy bài thuyết trình của em còn những điểm gì cần khắc phục....

Vận dụng trang 11 KHTN lớp 7: Hãy viết một bài báo cáo về một nghiên cứu của mình khi quan sát sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hoặc từ thực tiễn và thuyết trình bài báo cáo đã viết ở trước lớp hoặc trước nhóm bạn trong lớp....

Câu hỏi thảo luận 8 trang 11 KHTN lớp 7: Dao động kí cho phép đọc được những thông tin nào?...

Câu hỏi thảo luận 9 trang 12 KHTN lớp 7: Em hãy lựa chọn các cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích chọn đó....

Vận dụng trang 13 KHTN lớp 7Hệ thống phát hiện người qua cửa ra vào hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?...

Bài 1 trang 13 KHTN lớp 7: Kĩ năng quan sát và kĩ năng dự đoán được thể hiện qua ý nào trong các trường hợp sau?...

Bài 2 trang 13 KHTN lớp 7: Cho một cốc nước ấm để trong điều kiện nhiệt độ phòng....

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Bài 2: Nguyên tử

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

Đánh giá

0

0 đánh giá