Zn + FeCl3 → ZnCl2 + FeCl2 | Zn ra ZnCl2

537

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Kẽm. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch màu lục nhạt

3. Điều kiện phản ứng

- FeCl3 

4. Tính chất hoá học

a. Tính chất hoá học của Kẽm

- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

Tác dụng với phi kim

- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với H2O

- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

Tác dụng với bazơ

- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

b. Tính chất hoá học của FeCl3

- Tính chất hóa học của muối:

- Có tính oxi hóa: Khi tác dụng với chất khử, hợp chất sắt (III) clorua bị khử thành hợp chất sắt (II) hoặc kim loại sắt tự do.

            Fe3+ + 1e → Fe2+

            Fe3+ + 3e → Fe

Tính chất hóa học của muối:

- Tác dụng với dung dịch kiềm:

            FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

- Tác dụng với muối

            FeCl3 + 3AgNO3 → Fe(NO3)3 + 3AgCl

- Tác dụng với dung dịch axit:

- Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 có hiện tượng vẫn đục:

            2FeCl3 + H2S → 2 FeCl2 + 2 HCl + S

Tính oxi hóa

            Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

            Cu + 2FeCl3 → 2FeCl2 + CuCl2

5. Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch sắt(III)clorua

6. Bạn có biết

Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Cho thanh kẽm vào dung dịch muối FeCl3 dư sẽ tạo thành

A. FeCl2 và ZnCl2.   

B. Fe và ZnCl2.

C. FeCl2 và Zn    

D. ZnCl2.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

Ví dụ 2: Khi cho Kẽm tác dụng với dung dịch sắt(III)clorua dư. Phản ứng xảy ra là:

A. 3Zn + 2FeCl3 → 2Fe + 3ZnCl2

B. Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

C. 3Zn + 2FeCl3 + 6H2O → 2Fe(OH)3 + 4ZnCl2 + 3H2

D. Không xảy ra phản ứng

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho 6,5 g Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch sắt(III)clorua thu được 2 muối . Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A. 9,5 g   

B. 25,4 g    

C. 39 g    

D. 36,6 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Zn + 2FeCl3 → ZnCl2 + 2FeCl2

nZnCl2 = nZn = 0,1 mol ; nFeCl2 = 2nMg = 0,2 mol

mmuối = mZnCl2 + mFeCl2 = 136.0,1 + 127.0,2 = 39 g

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Kẽm (Zn) và hợp chất:

3Zn + 2FeCl3 → 3ZnCl2 + 2Fe

Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

3Zn + 2Fe(NO3)3 → 3Zn(NO3)2 + 2Fe

Zn + 2Fe2(SO4)3 → ZnSO4 + 2FeSO4

3Zn + 2Fe2(SO4)3 → 3ZnSO4 + 2Fe

Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu

Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

Đánh giá

0

0 đánh giá