Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 10 (Kết nối tri thức): Đồ thị quãng đường - thời gian

9.4 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

Mở đầu trang 53 KHTN lớp 7: Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt?

Trả lời:

Để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = vt, ta có thể sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian.

1. Vẽ đồ thị quãng đường - thời gian cho chuyển động thẳng

Câu hỏi 1 trang 53 KHTN lớp 7: Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời câu hỏi sau: Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?
Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.

- Sử dụng công thức: v=st

Trả lời:

Trong 3h đầu, ô tô chạy với tốc độ là:

v=st=1803=60(km/h)

Câu hỏi 2 trang 53 KHTN lớp 7: Hãy dựa vào Bảng 10.1 để trả lời câu hỏi sau: Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Sử dụng dữ liệu bảng 10.1.

Trả lời:

Từ số liệu ta thấy, trong khoảng thời gian từ 3h – 4h ô tô dừng lại ở quãng đường 180 km.

Hoạt động trang 54 KHTN lớp 7: Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5h và 6h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong Hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)

Trả lời:

- Vẽ đồ thị:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 4)

- Nhận xét: Các đường nối này là các đường thẳng.

2. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

Hoạt động 1 trang 55 KHTN lớp 7: Từ đồ thị ở Hình 10.2:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 5)

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu.

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1h30min từ khi khởi hành.

Phương pháp giải:

- Dựa vào hình 10.2 để mô tả chuyển động.

- Sử dụng các công thức: {v=stt=svs=vt

Trả lời:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4h đầu:

- Trong 3 giờ đầu: ô tô chuyển động thẳng đều.

- Trong khoảng từ 3h – 4h: ô tô dừng lại sau khi đi được 180 km.

b) Từ đồ thị ta thấy:

- Khi t = 1h thì s = 60 km; t = 2h thì s = 120 km; t = 3h thì s = 180 km.

Suy ra: tốc độ của ô tô trong 3 giờ đầu là st=601=1202=1803=60(km/h)

c) Sau 1h 30 min = 1,5h, ô tô đi được quãng đường là:

s=v.t=60.1,5=90km

Hoạt động 2 trang 55 KHTN lớp 7: Lúc 6h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6h30min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6h30min.

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 10 min cuối của hành trình.

Phương pháp giải:

- Sử dụng các công thức: {v=stt=svs=vt

- Sử dụng kĩ năng vẽ đồ thị.

Trả lời:

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 6)

b)

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

v1=s1t1=100015=2003(m/ph)=4(km/h)

Tốc độ của bạn A trong 10 min cuối hành trình là:

v2=s2t2=200015003020=50(m/ph)=3(km/h)

Vậy trong 15 min đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 min cuối đi với tốc độ 3 km/h.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng

1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động, trước hết ta phải lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian.

Ví dụ:

2. Vẽ đồ thị

- Dựa vào bảng số liệu thu được để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian hoặc đồ thị s – t để mô tả mối quan hệ giữa quãng đường đi được và thời gian trong quá trình chuyển động của vật.

- Cách vẽ đồ thị:

+ Vẽ hai tia Os (trục thẳng đứng) và Ot (trục nằm ngang), gọi là hai trục tọa độ: Trục Os biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp; Trục Ot biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.

+ Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

+ Nối các điểm biểu diễn đã xác định. Đường nối các điểm là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật.

Ví dụ:

II. Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

Dựa vào hình dạng đồ thị quãng đường - thời gian ta có thể biết được vật đang chuyển động hay đứng yên, chuyển động với tốc độ bao nhiêu trên từng quãng đường đi.

+  Đồ thị có dạng đường thẳng nằm nghiêng thể hiện vật chuyển động với tốc độ không đổi.

+ Đồ thị có dạng đường thẳng song song với trục thời gian thể hiện vật đang đứng yên.

+ Dựa vào tọa độ các điểm trên đồ thị có thể tính được tốc độ của vật theo công thức.

Ví dụ: Đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô.

Từ đồ thị, ta xác định được:

Vật chuyển động trên đoạn OC trong 3 giờ đầu với tốc độ v = OCtOC= 1803= 60 km/h

Vật đứng yên trên đoạn CD trong 1 giờ cuối.

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Đo tốc độ

Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Bài 12 : Sóng âm

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Đánh giá

0

0 đánh giá