Văn bản Xúy Vân giả dại - Nội dung, tác giả, tác phẩm

9.8 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Xúy Vân giả dại Ngữ văn lớp 10 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Xúy Vân giả dại lớp 10.

Xúy Vân giả dại - Ngữ văn lớp 10

I. Tìm hiểu tác phẩm Xúy Vân giả dại

1. Thể loại: Chèo cổ: Chèo cổ thuộc thể lại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa do các tác giả dân gian sáng tác và được lưu truyền tới ngày nay

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Đoạn trích Xúy Vân giả dại được trích từ vở chèo Kim Nham

Xúy Vân giả dại - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: tự sự

4. Tóm tắt

Xúy Vân là người con gái đẹp người, đẹp nết,là con gái của viên huyện Tể được gả cho Kim Nham một anh thư sinh nghèo hiếu học. Cuộc hôn nhân ép buộc không có tình yêu đã đưa cuộc đời nàng đến một tấn bi kịch. Sau khi về nhà chồng, Kim Nham phải lên Tràng An để dùi mài kinh sử để Xúy Vân ở nhà bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và coi thường của gia đình. Vì quá buồn tủi và khao khát tìm kiếm hạnh phúc của đời mình nàng đã tin theo Trần Phương, hắn bày kế xúi Xúy Vân giả điên để được tự do thoát khởi nhà chồng. Nhưng không ngờ rằng Trần Phương là một tên “Sở Khanh”, đểu cáng bỏ lại nàng, khiến nàng tuyệt vọng từ giả điên thành điên thật.

5. Bố cục 

Đoạn 1: Trước khi gặp Trần Phương 

Đoạn 2: Sau khi gặp Trần Phương

6. Giá trị nội dung

- “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc

- Số phận bi kịch bị giằng xé giữa khát vọng tình yêu và hạnh phúc đối với hoàn cảnh sống khắc nghiệt của người phụ nữ trong chế độ xưa

- Cảm thông với những đau khổ, bế tắc của nàng thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá con người mang tính nhân đạo sâu sắc của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật sâu sắc

- Tình huống kịch đắt giá 

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xúy Vân giả dại

1. Hoàn cảnh của Xúy Vân

- Xúy Vân là con gái của viên huyện Tể

- Là người con gái tài giỏi, khéo léo, đảm đang, ước mong có một gia đình đầm ấm

- Nàng được bắt ép gả cho Kim Nham - một học trò nghèo ở Nam Định => cuộc hôn nhân không có tình yêu

- Sau khi cưới vợ Kim Nham lên Tràng An dùi mài kinh sử để thi cử, để Xúy Vân ở nhà mòn mỏi chờ mong.=> bi kịch cuộc đời nàng bắt đầu từ đây.

2. Diễn biến tâm trạng của Xúy Vân trước khi gặp Trần Phương

- Cảm nhận tuổi xuân của mình từng ngày bị bóp chết bởi sự vô vọng, ngóng trông chồng.

“Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò.”

- Lỡ làng, dở dang, trông ngóng đến tuyệt vọng

“Trăm năm đành lỗi hẹn đò

Cây đa bến cũ con đò khác xưa?”

“Chả nên gia thất thì về.

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười.”

- Chán nản, bẽ bàng, cuộc sống trở nên vô nghĩa

“Gà rừng ăn lẫn với công

Đắng cay chẳng có chịu được ức”

- Thân phận tủi hờn, uất ức, bị coi thường ở nhà chồng

“Bông bông dắt, bông bông diu

Xa xa lắc, xa xa líu”

“Chờ cho lúa chín bông vàng.

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm”

=> Lời hát được lặp đi lặp lại thể hiện ước mơ bình dị của một cô gái yêu lao động, tần tảo, hăng say 

=> Lời bộc bạch nỗi cô đơn và khát khao hạnh phúc của cô không thể chia sẻ với láng giềng, cũng không được sự đồng cảm của cha mẹ.

3. Diễn biến tâm trạng khi gặp Trần Phương

- Cứ ngỡ là sẽ gặp được tri âm tri kỉ để chia sẻ để cảm thông

“Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng

Gió trăng thời mặc gió trăng”

=> Cô đã vượt qua lễ giáo, dám chạy theo tiếng gọi của tình yêu vì hôn nhân do cha mẹ sắp đặt không có tình yêu

=> Cô lại là nạn nhân là người thiệt thòi và đáng thương trong mối quan hệ với Trần Phương

“Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”

- Khát vọng tình yêu cháy bỏng, một cô gái có bản lĩnh tự tin, luôn hành động theo bản năng, vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến

“Đôi ta dắt díu lên đây

Áo giải làm chiếu, chăn quay làm mùng”

- Ấm ức, bế tắc, cô đơn của Xúy Vân 

“Tôi thương nhân ngãi

Tôi nhớ nhân tình

Đêm năm canh trằn trọc hòa (cả) năm

Than rằng nhân ngãi cựu hình đi đâu”

“Con cá rô nằm vũng chân trâu

Để cho năm bảy cần câu châu vào”

=> Bi kịch của đời Xúy Vân khi bị quá yêu một tên Sở Khanh mà không hề hay biết

=> Trần Phương là con người lật lọng, tráo trở, phụ tình, kẻ đi gieo tương tư 

III. Đọc tác phẩm: Xúy vân giả dại

TIỂU DẪN

Chèo cổ còn được gọi là chèo truyền thống hay chéo sân đình, là một thể loại sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc, sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chèo là nghệ thuật tổng hợp, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời hát, động tác múa và âm nhạc.

Phần quan trọng nhất trong một vở chèo là kịch bản (tích chèo), "có tích mới dịch nên trở", song sự hấp dẫn của chèo là ở nghệ thuật biểu diễn chứ không chỉ ở kịch bản. Mỗi vở chèo thường có một hoặc vài cảnh đặc sắc, thể hiện tập trung giá trị của tác phẩm. Ví dụ : ở vô Quan Âm Thị Kính là cảnh Thị Mẫu lên chùa và Việc làng ; ở vô Chu Mãi Thần là cảnh Tuần Ti – đào Huế, ở vô Km Nham là cảnh Xuý Vân giả dại.... Đoạn trích Xúy Vân giả dại là một trong những đoạn hay nhất của chèo cổ Việt Nam.

Tóm tắt vở chèo Kim Nham :

Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), được viên huyện Tể đem con gái là Xuý Vân gả cho. Xuý Vân là một cô gái đảm đang, khéo léo, ước mong của cô chỉ là một gia đình chồng cày vợ cấy, "Chờ cho lúa chín bông vàng - Để anh đi gặt để nàng mang cơm". Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An "dùi mài kinh sử, còn Xuý Vân rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn (Bắc Ninh) tìm cách tán ảnh Xuý Vân, xui năng giả đền đại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xuý Vân nghe theo, giả điên. Kim Nham mới hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xuý Vân được tự do. Xuý Văn bộ Kim Nham chạy theo Trần Phương, nhưng gã "Sở Khanh" này đã quay lưng lại với nàng. Xuý Vân lỡ làng, đau khổ, không dám về nhà. Từ chỗ giả đền, nàng trở nên điền thật.

Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xuý Vân đến dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nền bạc" vào nằm cơm sai người đem cho. Xuý Vân bề nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

Đoạn trích sau đây kể về việc Xuý Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà, để đi theo Trần Phương.

XUÝ VÂN (nói lệch).

Đau thiết thiệt van, 

Than cùng bà Nguyệt. 

Đánh cho lê liệt, 

Chết mệt con đồng.

Bắt đò sang sông.

Bớ đò, bớ đờ

(Via):

Tôi kêu đò, đò nọ không thưa,

Tôi càng chờ càng đợi, càng trưa chuyển độ.

(Hát quá giang)(*) :

Nên tôi phải lụy đò,

Cách con sông nên tôi phải lụy đò,

Bởi ông trời tối, phải lụy có bán hàng. 

Chả nên gia thất thì về,

Ở làm chi mãi cho chúng chứ, bạn cười.

Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,

Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Gió trăng thời mặc gió trăng,

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

Chị em ơi !

Ra đây có phải xưng danh không nhỉ ? 

(Ɖế)  Không xưng danh, ai biết là ai ?

XUÝ VÂN:

Bước chân vào tôi thưa rằng vậy,

Chẳng giấu gì Xuý Vân là tôi. 

Tuy dại dột, tài cao và giá,

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô ả Xuý Vân.

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

(Hát điệu con gà rừng):

Con gà rừng ăn lẫn với công,

Đắng cay chẳng có chịu được, ức !

Mà để láng giềng ai hay ?

Bông bông dắt, bông bóng dầu,

Xa xa lắc, xa xa lâu,

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện (2)

Chờ cho bóng lúa chín vàng,

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

Bông bông đắt, bóng bóng dầu,

Xa xa lắc, xa xa lâu

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyện.

(Tiếng trống nhịp nổi lên. Xuý Vân múa điệu bắt nhện xe tơ dệt cửi. Múa xong, Xuý Vân hát lên rồi cười và hát điệu sa lệch...)

Rủ nhau lên núi Thiên Thai

Thấy hai con qua đang ăn xoài trên cây.

Ba cô bán mắm trong làng.

Mắm không bán hết, còn quang với thùng... 

Chị em ơi, tôi than thân tôi vài câu nhé. 

(Đế):   ờ.

XUÝ VÂN (nói điệu sử rầu) :

Than ôi!

Tôi thương nhân ngãi, tôi nhớ nhân tình,

Đêm năm canh tôi thức cả vừa năm.

(Hát sắp) :

Than rằng nhân ngãi, cựu tình? tới đâu,

Con cá rô nằm vũng chân trâu, 

Để cho năm bảy cần câu châu vào

(Nói):

Chị em ơi, tôi hát xuôi cũng được,

Mà tôi hát ngược cũng hay,

Tôi hát câu này cho chị em nghe nhé !

(Hát ngược) :

Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông, 

Một đàn các cô con gái lội sông tế bèo. 

Chuột đậu cành vào, muỗi ấp cánh dơi, 

Ông Bụt kia bẻ cổ con nai,

Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây. 

Ở trong đình có cái khua, cái nhỏ  

Ở trong cái nón có cái kèo, cái cột, 

Ở dưới sống có cái phố bán bát, 

Lên trên biển ta đốn gỗ làm nhà, 

Con vâm kia ấp trứng ba ba,

Cưỡi con gà mà đi đánh giặc !

(Xuý Vân vào, vừa đi vừa cười điên dại).

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Tác giả - tác phẩm: Xúy Vân giả dại (Trích chèo Kim Nhan)

Tác giả - tác phẩm: Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

Tác giả - tác phẩm: Thị Mầu lên chùa (Trích chèo Quan Âm Thị Kính)

Tác giả - tác phẩm: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá