Tailieumoi.vn biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Tin học gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Tin học. Mời các bạn đón xem:
Viết chương trình thao tác trên mảng 2 chiều với các công việc sau
Câu 56: Viết chương trình thao tác trên mảng 2 chiều với các công việc sau:
+ Nhập xuất mảng 2 chiều.
+ Đếm số lần xuất hiện giá trị 0 trong mảng.
+ Tìm giá trị lớn nhất trong mảng 2 chiều đã nhập vào.
Lời giải:
+ Khai báo kiểu dữ liệu mảng 2 chiều.
Type Mang2C = Array[1..10, 1..10] of Real;
+ Xây dựng thủ tục nhập dữ liệu cho mảng 2 chiều A với kích thước MxN. Lưu ý: các tham số: A (tên mảng), M, N (kích thước của mảng) đều được truyền theo dạng tham biến để lưu lại giá trị đã nhập sau khi thoát khỏi thủ tục.
Quá trình nhập dữ liệu cho mảng A, được thực hiện nhờ 2 vòng lặp lồng nhau: vòng lặp i, lặp cho chỉ số dòng; vòng lặp j, lặp cho chỉ số cột. Tại mỗi bước lặp, tiến hành đọc giá trị cho phần tử A[i,j].
+ Xây dựng thủ tục xuất dữ liệu mảng. Sử dụng 2 vòng lặp lồng nhau: vòng lặp i, lặp cho chỉ số dòng; vòng lặp j, lặp cho chỉ số cột. Tại mỗi bước lặp, tiến hành xuất giá trị A[i,j]. Tại cuối mỗi bước lặp dòng, tiến hành xuống dòng sau khi đã in các phần tử.
+ Quá trình đếm phần tử 0 trong mảng cũng như tìm giá trị lớn nhất trong mảng làg quá trình duyệt qua tất cả các phần tử A[i,j].
Sử dụng 2 vòng lặp lồng nhau: vòng lặp i cho chỉ số dòng; vòng lặp j cho chỉ số cột. Tại mỗi bước lặp, tiến hành kiểm tra giá trị A[i,j] và thực hiện thao tác tùy theo yêu cầu của bài toán: Đếm hay So sánh và tìm Max.
Source code chương trình
PROGRAM Mang_2C;
Uses CRT;
Type Mang2C = Array[1..10, 1..10] of Real;
Var A: Array2C;
N, M: Integer;
{ 1. Thu tục nhap mang 2 chieu }
Procedure NhapMang2C( Var A : Mang2C; Var M,N : Integer);
Var i, j: Integer;
Begin
Repeat
Write(‘Nhap so hang N, so cot M: ‘);
Readln(N, M);
Until ( N>0 ) and ( N<11 ) and ( M>0 ) and ( M<11 );
For i:=1 to M do
For j:=1 to N do
Begin
Write(‘Nhập A[‘, i, ‘,’, j , ‘]: ‘);
Readln(A[i,j]);
End;
End;
Xem thêm các bài tập thường gặp môn Tin học hay, chọn lọc khác:
Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa biến và hằng và cho một vài ví dụ về khai báo biến và hằng........
Câu 2: Các tên biến nào dưới đây là hợp lệ trong Python?.....
Câu 3: Các tên biến sau có hợp lệ không?......
Câu 4: Những cách đặt tên biến nào sau đây là hợp lệ?......
Câu 10: Các chức năng chính của thư điện tử?.......
Câu 11: Hãy trình bày những chức năng chính của dịch vụ thư điện tử?........
Câu 12: Nêu những chức năng của mạng xã hội mà em biết?............
Câu 14: Dữ liệu máy tính là gì?........
Câu 15: Lệnh gán X := X+1 có ý nghĩa như thế nào?......
Câu 16: Cách sử dụng lệnh gán?......
Câu 17: Cách gõ dấu nháy đơn, dấu nháy kép trong Word.....
Câu 18: Cách bật Dấu nháy kép thông minh trong Word?...
Câu 19: Hãy chỉ ra các lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại?...
Câu 20: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:....
Câu 21: Cách bôi đen văn bảng trong word, excel.....
Câu 22: Khai báo biến trong pascal?......
Câu 23: Cho biến k= ‘23.0’. Biến k phải được khai báo với kiểu dữ liệu nnào.......