Giáo án Cây tre Việt Nam (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 9: Cây tre Việt Nam sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1

CÂY TRE VIỆT NAM

                                                               -Thép Mới-

( Thời lượng 02 tiết)

  Giáo án Cây tre Việt Nam (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 1)       Giáo án Cây tre Việt Nam (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)                                                                 

 I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản văn bản “Cây tre Việt Nam”,  của tuỳ bút và tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tính xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,... 

-Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản “Cây tre Việt Nam”.

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Cây tre Việt Nam”.

2. Về năng lực

* Năng lực chung: 

  + Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

  + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản,

  + Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong các văn bản, 

* Năng lực đặc thù: 

+ Năng lực đọc - hiểu tác phẩm kí theo đặc điểm thể loại.

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

+ Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Về phẩm chất: 

 Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật của quê hương; mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước; những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà văn Thép Mới và văn bản “Cây tre Việt Nam”, (nguồn: cùng bạn đọc sách), đoạn video Hồn quê Việt  (Cây tre VN) trên Yuotuber, bài hát Lũy tre xanh (Lê Minh trí)

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.HĐ 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.

b.Nội dung

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.

HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học

c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d.Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Quan sát đoạn video sau, em hãy ghi nhớ chức năng của thứ cây mà đoạn video nói đến. Qua đó, em hãy nêu cảm xúc của mình khi xem xong đoạn video trên.

GV chiếu đoạn video trích trong video Hồn quê Việt  (Cây tre VN) trên Yuotuber.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát 

B3: Báo cáo, thảo luận: 

GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi của GV.

B4: Kết luận, nhận định (GV): 

-Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.

- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản: 

               Vâng các em ạ, có lẽ bất cứ chúng ta ai ai cũng biết đến cây tre, bởi vì từ cây tre có thể biến thành những vật dụng được làm ra để phục vụ trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất và thậm chí từ xa xưa ông bà ta biết  lấy cây tre để làm ra được nhiều loại vũ khí chiến đấu. Và vì thế, cây tre không chỉ gần gũi với con người, là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam mà còn là nguồn cảm hướng bất tận trong văn học nghệ thuật. Nhà văn Thép Mới đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của cây tre với niềm tự hào, tình yêu  đối với quê hương đất nước trong văn bản Cây tre Việt Nam mà hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu.

 

2. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

a.Mục tiêu:

-Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào  tìm hiểu kiến thức.

-Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà,

-Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản,

-Nắm được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...)  của văn bản “Cây tre Việt Nam” và  của tuỳ bút - tản văn; kết hợp ôn lại các đặc điểm của tác phẩm kí nói chung như: ngôi kể, tinh xác thực của sự việc được kể, hình thức ghi chép,...

b.Nội dung

GV Sử dụng KT tia chớp,  sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung

HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm

c. Sản phẩm: PHT của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.

d.Tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm 

1.Tác giả

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

- Chia nhóm cặp đôi

- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

-Điền những thông tin về tác giả Thép Mới vào phiếu học tập sau.

HS quan sát phiếu học tập số 1 của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.




Giáo án Cây tre Việt Nam (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 4)

Tác giả: Thép Mới

Quê quán

Sự nghiệp

Các tác phẩm chính

 

+ Đề tài: ..........................

........................................


+Sáng tác: ......................

........................................


+ Phong cách: ...................

........................................

........................................

........................................



B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định 

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV:

- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau:

    Ông có tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê ở Hà Nội - là nhà báo, nhà văn trưởng thành từ cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. Ngòi bút Thép Mới nhanh nhạy, sôi nổi, kết hợp được tính chính luận sắc bén và chất trữ tình đậm đà, vừa khắc họa được một số đường nét tính cách cơ bản của nhân vật vừa khái quát được ý nghĩa tiêu biểu, trọng đại của sự kiện và vấn đề. Nghệ thuật văn chương của ông đặc sắc, chi tiết giàu hình ảnh thường kết hợp miêu tả, bình luận, các câu văn thường đậm chất trữ tình.

2. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

a. Đọc

-Dựa vào phần chuẩn bị, hãy cho biết khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý những gì?

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi sau vào PHT số 2:

-Nêu xuất xứ của tác phẩm?

-Văn bản thuộc thể loại gì? 

- Dựa vào kiến thức Ngữ văn hãy cho biết  tùy bút là gì? 

-Văn bản “ Cây tre Việt Nam” viết về đối tượng nào?

-Xác định các phương thức biểu đạt trong văn bản.

 -Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể?

 -Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Giáo án Cây tre Việt Nam (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 3)

Tác phẩm 

HCST

Thể loại

Viết về đối tượng

…………..

..................

...................

…………..

..................

...................

..............................................

..............................................

..............................................

PTBĐ

Ngôi kể

…………...

..................

..................

- Ngôi kể: ...................................................

- Người kể: .................................................

=> Tác dụng:

Bố cục


....................................................................

.....................................................................

....................................................................


B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.


B3: Báo cáo, thảo luận

HS:

  1. Khi đọc tuỳ bút, các em cần chú ý

+ Đê tài của bài tuỳ bút (Ghi chép về ai. về sự việc gì?).

+ Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tuỳ bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tuỳ bút.

GV:  Hướng dẫn đọc: Giọng đọc trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng, khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thì thủ thỉ tâm tình đầy cảm xúc…

- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.

-Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:
- Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.

GV yêu cầu HS trả lời kết quả chuẩn bị của PHT số 2, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

    Mỗi người Việt Nam không ai là không biết đến cây tre, bởi cây tre gắn bó lâu đời với dân tộc Việt Nam, hình ảnh cây tre trong bài chính là biểu tượng của dân tộc Việt Nam, mang những phẩm chất của con người Việt Nam. Những phẩm chất ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của văn bản. 

1. Tác giả:  Thép Mới ( 1925 -  1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

- Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

- Ông còn có bút danh khác là Phượng Kim, Hồng Châu.

- Các tác phẩm chính:

+ Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút kí,  1947)

+ Hữu nghị (bút kí, 1955)

+Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, 1980)

+ Cây tre Việt Nam


























2. Tác phẩm:

a. Đọc văn bản

b. Tìm hiểu chung

- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1955 ( là lời bình cho bộ phim  tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các  nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi).

- Thể loại: tùy bút (kí)

 + Khái niệm: Tuỳ bút là thể văn xuôi trữ tình qhi chép lạị một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tuỳ bút rất giàu chất thơ.


- Đối tượng: cây tre Việt Nam

-Phương thúc biểu đạt: thuyết minh, nghị luận, miêu tả, biểu cảm

- Bốc cục: 3 phần

+ P1: Từ đầu … chí khí như người

? Giới thiệu về cây tre Việt Nam

+ P2: tiếp… tre anh hùng chiến đấu

? Sự gắn bó của tre với người Việt Nam

+ P3: phần còn lại

? Tre trường tồn cùng dân tộc Việt Nam




II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. ND 1. Giới thiệu về cây tre Việt Nam

a.Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của các sự việc, chi tiết được chọn lọc ghi chép trong đoạn trích; nêu được mối quan hệ giữa các sự việc, chi tiết với suy nghĩ, cảm xúc của tác giả trong văn bản  khi  giới thiệu về cây tre Việt Nam.

b. Nội dung

- Sử dụng KT vấn đáp, chia sẻ nhóm đôi, KT mảnh ghép, bảng kiểm, …

- Suy nghĩ và làm việc cá nhân, nhóm, cặp đôi để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm:  GV gọi một số HS lên bảng /đứng tại chỗ báo cáo sản phẩm học tập.

d.Tổ chức thực hiện:

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 6 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 9: Cây tre Việt Nam.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Tùy bút và tản văn

Giáo án Cây tre Việt Nam

Giáo án Trưa tha hương

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 62

Giáo án Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá