Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 2: Trao đổi về một vấn đề sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

NÓI VÀ NGHE

TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU 

1. Về kiến thức

- Trao đổi về một vấn đề trong tác phẩm văn học

- Xác định được thể thơ 4 chữ, 5 chữ.

2, Về năng lực:

-  Biết lập ý và trình bày một vấn đề bằng lời văn nói của bản thân 

- Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể)

- Biết cách nói và nghe phù hợp với nội dung bài trình bày.

3. Về phẩm chất: 

- Nhân ái: Trân trọng, yêu mến những tác phẩm văn học.

- Chăm chỉ:  Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính,...

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, phiếu học tập...

Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 2)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a) Mục đích: Kết nối kiến thức  thực tế với bài học, tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. 

b) Nội dung: Giáo viên chiếu ảnh  các bài thơ: “Mẹ”-của tác giả Đỗ Trung Lai, “Ông đồ” của Vũ Đình Liên,”Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, đặt ra các câu hỏi để HS trả lời.

Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 3)Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 4)Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 5)

Bài tập: Trong các bài thơ “ Mẹ” ( Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện

 

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu các bài thơ 

? Bài tập: Trong các bài thơ “ Mẹ” ( Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ cá nhân

- GV nhắc nhở những HS chưa tập trung (nếu có), phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

GV: Rất nhiều các ý kiến khác nhau nhưng đa số chọn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh .

? Vì sao em thích bài thơ đó? 

Vì bài thơ có nội dung thể hiện tình bà cháu rất thân thuộc, gần gũi với các em thường ngày và  một số nghệ thuật đặc sắc các em đã học.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

 GV nhận xét và kết nối vào bài

Gv: Vì đại đa số các em đều lựa chọn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh nên trong tiết : Nói và nghe hôm nay chúng ta cùng luyện nói với đề bài:

 Qua bài thơ “ Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) , em thích nhất biện pháp nghệ thuật nào? Vì sao?

GV:

+ Chúng ta đã từng gặp các dạng đề như : trình bày ý kiến về một vấn đề và thường là vấn đề về các hiện tượng đời sống thì trong buổi luyện nói và nghe hôm nay, việc trao đổi về một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có điểm gì khác không?

 

 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

                                               Nhiệm vụ 1: Định Hướng

a) Mục tiêu: 

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung thuyết trình

 b) Nội dung: 

- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện: 

 
 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

* Nhiệm vụ 1: Phân biệt giữa việc nêu ý kiến về một hiện tượng đời sống xã hội với nêu ý kiến về một tác phẩm văn học.

- HS thực hiện câu hỏi

? Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa việc nêu ý kiến về một hiện tượng đời sống xã hội với nêu ý kiến về tác phẩm văn học?

Hs làm việc nhóm (bàn) qua phiếu học tập (2 p).

Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 7)

Các nhóm nhận xét chéo sản phẩm của nhau

Gv:  Chốt, Đưa đáp án qua phiếu học tập.

 



A, PHÂN BIỆT


Phiếu học tập 

Giáo án Trao đổi về một vấn đề (Cánh diều) 2023| Ngữ văn 7 (ảnh 6)





B. YÊU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG

(1)- Lựa chọn các vấn đề cần trao đổi.

- Xác định các nội dung, ý kiến cần trao đổi..

-Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

Lưu ý:

- Khi trao đổi cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân đồng thời tôn trọng các ý kiến khác.

- Cần xác định được nét đặc sắc về  giá trị nghệ thuật mà em đã chọn làm bật lên nội dung của bài thơ.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 2: Trao đổi về một vấn đề.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Giáo án Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề

Giáo án Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Giáo án Kiến thức ngữ văn trang 58, 59

Giáo án Chất làm gỉ

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá