Soạn bài Trao đổi về một vấn đề | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

6.7 K

Tài liệu soạn bài Trao đổi về một vấn đề Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề hay nhất

Video bài giảng Trao đổi về một vấn đề - Cánh diều

Định hướng

Câu hỏi trang 54 SGK Ngữ văn 7 Tập 1

a. Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học

b. Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý: 

- Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ, năm chữ)

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trọng các ý kiến khác

Thực hành

Câu hỏi trang 55 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Trả lời:

Trong các bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ là những kỷ niệm và tình cảm đẹp giữa bà và cháu. Em rất ấn tượng với hình ảnh người bà nâng niu, chăm chút cho người cháu từng li từng tí. Bà chăm đàn gà nhỏ để dành dụm tiền mua cho cháu quần áo mới, thắp lên những ước mơ và hi vọng tuổi nhỏ. Tiếng gà đã trở nên thân quen và in sâu trong tiềm thức người cháu để mỗi khi nghe thấy âm thanh thân thuộc ấy, cháu lại nhớ về bà và những tình cảm trìu mến năm xưa. Bài thơ cũng khiến em nghĩ về bà, biết ơn những tháng ngày được quấn quít nghe bà kể chuyện, gãi lưng cho nằm ngủ. Những tình cảm trong bài Tiếng gà trưa nhắc nhở em về tình cảm gia đình thiêng liêng tốt đẹp, trân quý quãng thời gian được ở cùng người nhà.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Tự đánh giá trang 56

Bạch tuộc

Chất làm gỉ

Đánh giá

0

0 đánh giá