Giáo án Thực hành Tiếng Việt trang 26 (Cánh diều) 2024| Ngữ văn 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 7 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Bài 1 (Cánh diều): Thực hành Tiếng Việt (năm 2023)| Ngữ văn 7 (ảnh 1)

            Tiết ………: NGÔN NGỮ CÁC VÙNG MIỀN

I. Mục tiêu: 

1. Năng lực

- Hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau

- Biết sử dụng ngôn ngữ các vùng miền đúng hoàn cảnh giao tiếp

2. Phẩm chất

- Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.

- Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.

II. Thiết bị và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...

2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.

III.Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức ngữ văn, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học

b. Nội dung hoạt động: HS tham gia trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ

c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học

Dự kiến câu trả lời:

Tên sự vật

( Dự kiến)Tên gọi ở địa phương miền Nam

Hình 1: Quả dứa

Trái thơm

Hình 2: Cái bát (ăn cơm)

Cái chén

Hình 3: Cái mũ

Cái nón

Hình 4: Bắp ngô

Trái bắp

Hình 5: Quả roi

Trái mận

d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 

Bước  1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phổ biến luật chơi: Có 5 bức tranh, HS quan sát tranh để trả lời nội dung các bức tranh trong ảnh. Nếu HS trả lời sai, HS khác có quyền trả lời. 

Câu hỏi: HS quan sát tranh, bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết sự vật được thể hiện trong bức tranh, ở địa phương miền Nam sự vật ấy được gọi là gì? 

Tên sự vật

Hình 1: Quả dứa

Hình 2: Cái bát (ăn cơm)

Hình 3: Cái mũ

Hình 4: Bắp ngô

Hình 5: Quả roi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát tranh để nhận biết các sự vật trong tranh.

GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài. 

GV kết nối vào tiết học: Các em thân mến, chúng ta có thể thấy ngôn ngữ các vùng miền rất đa dạng, góp phần làm nên sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu phần thực hành tiếng việt: Ngôn ngữ các vùng miền. 

                             Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 

2.1. Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau.

b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm dự án học tập của nhóm

c. Sản phẩm: Sản phẩm dự án học tập của HS.( Sơ đồ tư duy, bài thuyết trình,…)

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm 

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: 

GV chia 3 nhóm, đọc phần KT ngữ văn trang 14 để hoàn thành phiếu học tập: (HS chuẩn bị ở nhà)

Ngôn ngữ các vùng miền

Đặc điểm

Tác dụng

Cách sử dụng

…..

…..

….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:

HS trình bày sản phẩm chuẩn bị của nhóm bằng sơ đồ tư duy hoặc bằng bảng nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình.

+ Nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần.

Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức.

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tri thức ngữ văn






Ngôn ngữ các vùng miền

Đặc điểm

Tác dụng

Cách sử dụng

- Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện chủ yếu ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Đa dạng về ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.

+ Đa dạng về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương).

- Dùng để phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương khác nhau. 

- Tạo sắc thái thân mật, gần gũi phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật. Tô đậm tính chất địa phương. 

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương cũng cân có chừng mực; nếu không, sẽ gây khó khăn cho người đọc và hạn chế sự phổ biến của tác phẩm.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 1: Thực hành Tiếng Việt.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Buổi học cuối cùng

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 26

Giáo án Dọc đường xứ Nghệ

Giáo án Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Giáo án Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ

Để mua Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá