Giáo án KHTN 6 Bài 29 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực vật | Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 29: Thực vật sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 29: THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  

- Các nhóm thực vật trong tự nhiên.

- Vai trò của thực vật trong tự nhiên, trong bảo vệ môi trường và trong đời sống.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ:

+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.

+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- NL giao tiếp và hợp tác:

+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.

+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.

+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.

+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.

- NL GQVĐ và sáng tạo:

+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.

2.2 Năng lực KHTN

- Phân biệt được các nhóm thực vật trong tự nhiên: Rêu; Dương xỉ; Hạt trần; Hạt kín.

- Có kế hoạch, hành động để bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.

- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.

- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.

- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên:  

- SGK.

- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về các loài TV).

- Video liên quan đến nội dung về TV: Link:.................

- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.

- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.

2. Đối với học sinh: 

- Vở ghi chép, SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề: Thực vật rất gần gũi với con người và có vai trò rất quan trọng. Thực vật rất đa dạng, gồm nhiều nhóm và nhiều loài khác nhau. Các nhóm, loài TV trong tự nhiên có đặc điểm khác nhau.

b. Nội dung:

- Chiếu video về khu rừng nhiệt đới kèm tên các loài TV

- Yêu cầu mỗi học sinh kể tên các loài TV mà em biết trong tự nhiên và các loài TV xuất hiện trong video.

c. Sản phẩm:

- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

d. Tổ chức thực hiện: 

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video về các loài TV trong tự nhiên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Trong video, có nhắc đến tên các loài TV nào? Kể tên các loài TV mà em biết trong tự nhiên?

- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện trả lời câu hỏi. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.

- Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày, báo cáo kết quả đã tìm được. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

 - Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày câu trả lời đúng: Thực vật rất đa dạng, gồm khoảng 1 triệu loài khác nhau.

GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với câu đáp án.

GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: TV rất đa dạng, nhưng chúng có những nhóm chính và đại diện nào trong tự nhiên? Chúng có cấu tạo và vai trò như thế nào?

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng thực vật

a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh hiểu được: TV rất đa dạng nhưng dựa vào đặc điểm chia ra 4 nhóm: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Phân biệt được đặc điểm của 4 nhóm TV: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín.

b. Nội dung:

- GV chiếu slide kèm hình ảnh về 4 nhóm TV: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát slide + hình 36.1 a,b,c,d. SGK trang 150,151 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

c. Sản phẩm: 

- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.

d. Tổ chức thực hiện: 

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): 

GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát slide + hình 36.1.a,b,c,d. SGK trang 151,152 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.

Câu 1: Quan sát hình 36.1.a,b,c,d SGK trang 151,152, cho biết TV chia thành mấy nhóm? Hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm TV trên?

Câu 2. Hoàn thành bảng SGK trang 150, cho biết môi trường sống của các nhóm TV trong tự nhiên?

Câu 3. Những đặc điểm chung của nhóm TV: Rêu, dương xỉ, hạt trần và hạt kín?

Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm nào?

Câu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm nào?

Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, hãy xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trang 151.

- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): 

+ Học sinh thảo luận, làm việc nhóm và thực hiện trả lời câu hỏi ra PHT nhóm. 

- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): 

+ GV lựa chọn 01 nhóm học sinh báo cáo kết quả: Viết lên bảng. Yêu cầu ghi rõ các ý trả lời theo 06 câu hỏi đã đưa ra. Nhóm HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng

+ GV yêu cầu HS đọc thêm về cây bèo tấm, cây nong tằm, cây gọng vó, cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây hố bẫy SGK trang 152, cho biết đặc điểm đặc biệt của các cây trên.

GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.

GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: TV có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và đối với con người. Cụ thể vai trò của TV được thể hiện như thế nào?

Câu 1. TV rất đa dạng và phong phú. TV được chia thành các nhóm và các đại diện: Rêu (TV không có mạch); Dương xỉ (TV có mạch, không có hạt); Hạt trần (TV có mạch, có hạt, trần): Thông...; Hạt kín (TV có mạch, có hạt, kín): Nhãn, ổi.... 

Câu 2. Hoàn thành bảng SGK trang 150: Dương xỉ-Nơi ẩm; Thông, Phong lan -Trên cạn; Xương rồng-Trên cạn (khô hạn), ...

Câu 3. Những đặc điểm chung của nhóm TV: 

+ Rêu: Là nhóm TV bậc thấp, thường mọc thành từng thảm, cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. Rêu sống ở những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to); Đại diện: Cây rêu tường (H36.1.a, SGK, trang 150).

+ Dương xỉ: Là nhóm TV có tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá (Lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu), có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây, sinh sản bằng bào tử. Dương xỉ rất đa dạng, thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng; Đại diện: Cây dương xỉ.

+ Hạt trần: Là nhóm TV bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông); Đại diện: Cây thông.

+ Hạt kín: Là nhóm TV tiến hóa nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (MT nước, MT cạn); Đại diện: Cây táo, cây đậu xanh, cây cà chua.....

Câu 4: Có thể phân biệt cấu tạo bên trong của cây rêu và cây dương xỉ nhờ đặc điểm: Cây rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Cây dương xỉ có rễ chính thức, có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây.

Câu 5. Phân biệt cây hạt trần và cây hạt kín dựa vào đặc điểm: Cây hạt trần có hạt nằm lộ trên noãn (gọi là hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón. Cây hạt kín có cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả (hạt kín).

Câu 6. Dựa vào đặc điểm của các nhóm TV, xây dựng khóa lưỡng phân theo sơ đồ gợi ý SGK trangg 151. Rêu => Dương xỉ => Hạt trần => Hạt kín.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 29: Thực vật.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 28: Nấm

Giáo án Bài 29: Thực vật

Giáo án Bài 30: Thực hành phân loại thực vật

Giáo án Bài 31: Động vật

Giáo án Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật

Để mua Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá