Giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Thực vật

Tải xuống 10 3.7 K 13

Với giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Thực vật chi tiết bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật

Mở đầu

Mở đầu trang 131 SGK KHTN lớp 6: Giờ ra chơi, các bạn đố nhau xem ai có thể kể tên của nhiều loài thực vật trong vườn trường nhất. Theo em, các bạn có thể liệt kê được hết tên các loài thực vật trong vườn trường không?

Lời giải:

Tùy theo độ đa dạng của thực vật trong vườn trường và sự hiểu biết của các bạn học sinh để dự đoán.

- Nếu độ đa dạng của vườn trường thấp và các bạn học sinh có sự hiểu biết phong phú sẽ kể được hết

- Nếu độ đa dạng của vườn trường cao và các bạn học sinh có vốn kiến thức chưa nhiều sẽ không liệt kê được hết

Hình thành kiến thức mới

Hình thành kiến thức mới 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6: 1. Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm.

2. Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?

3. Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

1. 

Nhóm thực vật

Đại diện

Đặc điểm

Rêu

Rêu tường

- Chưa có hệ mạch

- Rễ giả

- Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

Dương xỉ, bèo ong, rau bợ

- Có hệ mạch

- Rễ thật

- Sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

Thông, vạn tuế

- Có hệ mạch

- Có nón

- Hạt nằm trên lá noãn

Hạt kín

Bàng, cam, bưởi, nho, táo

- Có hệ mạch

- Có hoa và quả

- Hạt nằm trong quả

Hình thành kiến thức mới 2 trang 134 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 29.2 và  29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Vai trò của thực vật trong tự nhiên là:

- Làm thức ăn cho các loài động vật 

- Là nơi cư trú, sinh sản của các loài động vật

Hình thành kiến thức mới 3 trang 134 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu.

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

- Lượng O2 và CO2 trong không khí được cân bằng nhờ hoạt động của cây xanh.

- Thực vật quang hợp hấp thu khí CO2 và thải O2 giúp điều hòa khí hậu.

Hình thành kiến thức mới 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Cây xanh có tác dụng giữ đất, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi và điều hòa khí hậu nên cần phải trồng cây gây rừng.

Hình thành kiến thức mới 5 trang 136 SGK KHTN lớp 6Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

Bài 29: Thực vật

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Vai trò của thực vật đối với đời sống con người:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm

- Cung cấp dược liệu, nguyên liệu, vật liệu

- Cung cấp gỗ

- Làm cảnh

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 131 SGK KHTN lớp 6: Em hãy cho biết môi trường sống của thực vật bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Tên cây

Môi trường sống

Cây rêu

Tường ẩm

Cây dương xỉ

Tường ẩm

Cây thông

Khí hậu ôn đới

Cây phong lan

Trên gỗ mục

Cây chè

Vùng đồi núi

Luyện tập 2 trang 132 SGK KHTN lớp 6: Điền vào dấu ? trong ảnh dưới đây:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Bài 29: Thực vật

Luyện tập 3 trang 134 SGK KHTN lớp 6: Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Nếu số lượng loài cỏ bị giảm đi đáng kể thì chuỗi thức ăn cũng sẽ không thể tồn tại.

Luyện tập 4 trang 135 SGK KHTN lớp 6: Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?

Lời giải:

Lợi ích của việc trồng nhiều cây xanh với vấn đề bảo vệ môi trường là:

- Lọc bớt bụi, khí CO2 trong không khí

- Giảm tác hại gây ra do hiệu ứng nhà kính

- Giảm ô nhiễm tiếng ồn

- Tạo thêm O2 cung cấp cho hoạt động hô hấp của các sinh vật

Luyện tập 5 trang 136 SGK KHTN lớp 6: Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu sau:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Tên cây

Giá trị sử dụng

Làm lương thực

Làm thực phẩm

Làm thuốc

Lấy quả

Lấy gỗ

Làm cảnh

Cây ngô

+

+

+

-

-

-

Cây đào

-

-

+

+

+

+

Cây mít

-

-

+

+

-

Cây susu 

-

+

-

+

-

-

Vận dụng

Vận dụng trang 137 SGK KHTN lớp 6: Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Lời giải:

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí.

Bài tập

Bài 1 trang 137 SGK KHTN lớp 6: Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?

A. Rêu        B. Dương xỉ          C. Hạt trần            D. Hạt kín

Lời giải:

Đáp án: C

Bài 2 trang 137 SGK KHTN lớp 6: Em hãy lập bảng phân biệt các đặc điểm cơ bản của các nhóm Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Lời giải:

Nhóm thực vật

Đặc điểm

Rêu

- Chưa có hệ mạch

- Rễ giả

- Sinh sản bằng bào tử

Dương xỉ

- Có hệ mạch

- Rễ thật

- Sinh sản bằng bào tử

Hạt trần

- Có hệ mạch

- Không có hoa và quả

- Hạt nằm trên lá noãn

Hạt kín

- Có hệ mạch

- Có hoa và quả

- Hạt nằm trong quả

Bài 3 trang 137 SGK KHTN lớp 6: Cho các từ: rễ, ngọn, thân, mạch dẫn, lá, túi bào tử, bào tử. Sử dụng các từ đã cho để hoàn thành đoạn thông tin sau:

Cây rêu gồm có …(1)…, …(2)…, chưa có …(3)…chính thức. Trong thân và là rêu chưa có …(4)… . Rêu sinh sản bằng …(5)… được chứa trong …(6)…, cơ quan này nằm ở …(7)… cây rêu.

Lời giải:

(1) thân                 (4) mạch dẫn                  (7) ngọn

(2) lá                     (5) bào tử

(3) rễ                     (6) túi bào tử

Bài 4 trang 137 SGK KHTN lớp 6: Cho sơ đồ sau:

Bài 29: Thực vật

a) Em hãy lựa chọn các sinh vật phù hợp với các số trong sơ đồ trên.

b) Từ sơ đồ trên, em có nhận xét gì về vai trò của thực vật.

Lời giải:

a) (2) châu chấu              (3) gà

b) Vai trò của thực vật:

- Thực vật là thực ăn cho các sinh vật khác và là thức ăn của con người.

Lý thuyết Bài 29: Thực vật

1. Đa dạng thực vật

Thực vật được chia thành các ngành nào? Nêu đặc điểm của từng ngành.

Thực vật được chia thành các ngành là: ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

- Ngành Rêu:

+ Chưa có rễ chính thức

+ Chưa có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sống ở những nơi ẩm ướt

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Dương xỉ:

+ Cơ thể gồm rễ, thân, lá

+ Có hệ mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt trần:

+ Sống trên cạn

+ Cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn

+ Hạt nằm lộ trên lá noãn

+ Chưa có hoa và quả

+ Sinh sản bằng nón

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt kín:

+ Các cơ quan (rễ, thân, lá) biến đổi đa dạng

+ Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện

+ Cơ quan sinh sản là hoa

+ Hạt được bảo vệ trong quả

+ Môi trường sống đa dạng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

2. Vai trò của thực vật

Thực vật có vai trò gì?

- Đối với tự nhiên: 

+ Thực vật là thực ăn của nhiều loài sinh vật

+ Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với môi trường:

+ Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí

+ Điều hòa khí hậu

+ Chống xói mòn đất

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với thực tiễn:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp…

+ Làm cảnh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống