SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Thực vật

3 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 29: Thực vật

Bài 29.1 trang 96 sách bài tập KHTN 6: Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật?

Bài 29: Thực vật

A. (1)                    B. (2)                    C. (3)                    D. (4)

Lời giải:

Đáp án: B

Tảo lục đơn bào không được xếp vào nhóm Thực vật.

Bài 29.2 trang 96 sách bài tập KHTN 6: Trong các thực vật sau, loài nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

A. Cây bưởi          B. Cây vạn tuế                C. Rêu tản            D. Cây thông

Lời giải:

Đáp án: A

Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên cơ thể có cả hoa, quả và hạt

Bài 29.3 trang 96 sách bài tập KHTN 6: Cây nào dưới đây có thân rễ?

Bài 29: Thực vật

A. (1)                    B. (2)                    C. (3)                    D. (4)

Lời giải:

Đáp án: B

Bài 29.4 trang 96 sách bài tập KHTN 6: Em hãy tìm ra cây có đặc điểm sống khác biệt với đặc điểm sống của các cây còn lại.

Bài 29: Thực vật

A. (1)                    B. (2)                    C. (3)                    D. (4)

Lời giải:

Đáp án: D

Hoa súng sống ở dưới nước khác với các cây kia sống trên cạn.

Bài 29.5 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá                    B. Mặt trên của lá

C. Thân cây                             D. Rễ cây

Lời giải:

Đáp án: A

Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.

Bài 29.6 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Hãy xác định tên của các nhóm thực vật từ (1) đến (4).

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

(1) Dương xỉ                   (3) Hạt trần

(2) Hạt kín                      (4) Rêu

Bài 29.7 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Hãy cho biết môi trường sống của mỗi nhóm thực vật từ (1) đến (4).

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

(1) Dương xỉ thường sống ở nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng.

(2) Hạt kín có môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn).

(3) Hạt trần sống trên cạn.

(4) Rêu sống ở những nơi ẩm ướt như chân tường, trên thân cây to.

Bài 29.8 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Trong các nhóm thực vật từ (1) đến (4), nhóm nào tiến hóa nhất về sinh sản? Tại sao?? Tại sao?

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

Nhóm hạt kín là nhóm tiến hóa nhất về sinh sản vì hạt được bảo vệ trong quả; có hoa; hình thức thụ phấn đa dạng.

Bài 29.9 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu tên một số thực vật và lợi ích, tác hại của các loại thực vật đó trong tự nhiên và trong thực tiễn bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bài 29: Thực vật

Lời giải:

STT

Tên thực vật

Lợi ích

Tác hại

1

Rêu tường

Là thức ăn quan trong của nhiều chuỗi thức ăn

Gây hư hỏng tường nhà

2

Dương xỉ

Làm cảnh, lấy gỗ

 

3

Cam 

Lấy quả, làm cảnh

 

4

Lát hoa

Lấy gỗ

 

5

Ngải cứu

Làm thuốc, làm thực phẩm

 

6

Hoa hồng

Làm cảnh, làm đẹp

 

Bài 29.10 trang 97 sách bài tập KHTN 6: Hãy viết một đoạn văn khoảng 150 từ nói về vai trò của thực vật đối với thiên nhiên, đối với con người và các động vật khác.

Lời giải:

Thực vật có vai trò rất quan trọng đối với mọi cá thể trên hành tinh này. Không dừng lại ở việc cung cấp nguồn thức ăn mà nó góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự trong lành của bầu khí quyển. Thực vật giúp giữ cho hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí luôn được ổn định nhờ vào quá trình quang hợp của cây. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, tăng lượng mưa, giúp cho khí hậu trở nên ôn hòa hơn. Đối với động vật, thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là chỗ ở cho động vật trú ngụ.

Lý thuyết Bài 29: Thực vật

1. Đa dạng thực vật

Thực vật được chia thành các ngành nào? Nêu đặc điểm của từng ngành.

Thực vật được chia thành các ngành là: ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

- Ngành Rêu:

+ Chưa có rễ chính thức

+ Chưa có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Sống ở những nơi ẩm ướt

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Dương xỉ:

+ Cơ thể gồm rễ, thân, lá

+ Có hệ mạch dẫn

+ Sinh sản bằng bào tử

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt trần:

+ Sống trên cạn

+ Cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn

+ Hạt nằm lộ trên lá noãn

+ Chưa có hoa và quả

+ Sinh sản bằng nón

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Ngành Hạt kín:

+ Các cơ quan (rễ, thân, lá) biến đổi đa dạng

+ Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện

+ Cơ quan sinh sản là hoa

+ Hạt được bảo vệ trong quả

+ Môi trường sống đa dạng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

2. Vai trò của thực vật

Thực vật có vai trò gì?

- Đối với tự nhiên: 

+ Thực vật là thực ăn của nhiều loài sinh vật

+ Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với môi trường:

+ Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí

+ Điều hòa khí hậu

+ Chống xói mòn đất

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

- Đối với thực tiễn:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp…

+ Làm cảnh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 29: Thực vật | Chân trời sáng tạo

Đánh giá

0

0 đánh giá