Giáo án KHTN 6 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024): Các thể của chất và sự chuyển thể| Khoa học tự nhiên 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể sách Kết nối tri thức theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án KHTN 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 20k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Ngày soạn: 

Ngày dạy: 

BÀI 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất thông qua quan sát.

- Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản của ba thể này.

- Chỉ ra được các chất quanh ta tồn tại ở thể nào.

- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ; sự đông đặc.

- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy; đông đặc; bay hơi; ngưng

tụ; sôi.

- Tìm được ví dụ về sự chuyển thể của một số chất trong tự nhiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức vật lí.

  • Năng lực thực hành

  • Năng lực trao đổi thông tin.

  • Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- Hóa chất, dụng cụ: 

+ 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh nhựa, cốc nước màu (nước pha màu thực phẩm hoặc mực).

+ Mô hình hạt ở các thể rắn, lỏng, khí (hình vẽ hoặc mô hình).

+ Viên nước đá, nước, ống nghiệm, giá đỡ, nhiệt kế.

+ Nước cất, cốc thuỷ tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn cồn, giá đỡ, vải lót tay, diêm (bật lửa).

2. Đối với học sinh: 

- Vở ghi, sách giáo khoa, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giúp HS nhớ lại kiến thức cũ: trong tự nhiên, nước tồn tại ở ba thể rắn, lỏng, khí. Ta có thể đi trên mặt nước đóng băng đủ dày nhưng không thể đi trên mặt nước lỏng. Như vậy, cùng là chất nước, khi ở các thể khác nhau thì tính chất khác nhau.

=> GV nêu câu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước tạo ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số thể của chất (15 phút)

a. Mục tiêu: HS quan sát các vật thể và chất xung quanh ta, nhận ra chất tồn tại ở các thể khác nhau. 

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết về chất ở các thể khác nhau. 

Ví dụ: sắt (thép), bê tông, đất, cát,... ở thể rắn có hình dạng cố định. Nước, dầu ăn,... ở thể lỏng ta cần dùng cốc hay bình để chứa nó. Không khí, hơi nước, ... ở thể khí ta cần giữ chúng trong các bình chứa kín.

Từ đó, HS lấy được ví dụ về các chất ở thể rắn, lỏng, khí xung quanh ta.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS trả lời câu hỏi

+ HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng, thể khí

Nước có thể tồn tại ở thể rắn (nước đá, băng, tuyết), thể lỏng, thể khí (hơi nước).

Mọi chất được tìm thấy trên Trái Đất cũng thường ở thể rắn, thể lỏng, hoặc thể khí.

Ví dụ: đất đá ở thể rắn; xăng, dầu ở thể lỏng; không khí, hơi xăng ở thể khí; cơ thể động vật có xương ở thể rắn; máu ở thể lỏng.

Trả lời câu hỏi:

1. Chất ở thể rắn: gỗ, than, nến,...

Chất ở thể lỏng: xăng, dầu ăn, tinh dầu...

Chất ở thể khí: carbon dioxide, hơi nước,...

2. Không thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định.

Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng khí (20 phút)

a. Mục tiêu: GV định hướng HS tìm tòi, khám phá về tính chất vật lí và tính chất hoá học của các chất quen thuộc hằng ngày quanh ta.

b. Nội dung: Đọc thông tin sách giáo khoa, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi và làm thí nghiệm.

 

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể.

Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 9: Sự đa dạng của chất

Giáo án Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Giáo án Bài 11: Oxygen – không khí

Giáo án Bài 12: Một số vật liệu

Giáo án Bài 13: Một số nguyên liệu

Để mua Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ https://tailieugiaovien.com.vn/

Đánh giá

0

0 đánh giá