Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
Bài 10.1 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây B. Gió thổi C. Mưa rơi D.Lốc xoáy
Lời giải:
Đáp án A
Giải thích: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.
Bài 10.2 trang 17 sách bài tập KHTN 6: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D.Bay hơi
Lời giải:
Đáp án C
Giải thích: Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi chỉ xảy ra tại nhiệt độ sôi
A. Dễ dàng nén được
B. Không có hình dạng xác định
C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
D. Không chảy được
Lời giải:
Đáp án C
Giải thích : Ở thể khí, các hạt di chuyển tự do và chiếm quanh không gian, lan tỏa theo mọi hướng, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể khí.
Bài 10.4 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Cho 3 chiếc lọ được đặt như Hình 10.1:
Đổ nước vào cốc đến vị trí có mũi tên. Hãy vẽ bề mặt của mực nước trong các cốc này. Có thể làm thí nghiệm để kiểm chứng: đánh dấu một vị trí trên thành cốc. Đặt cốc như mô tả hình 10.1.Đổ nước đến vị trí đã đánh dấu và quan sát bề mặt nước.
Lời giải:
Khi đặt cốc như hình vẽ, ta thấy bề mặt nước phẳng nằm ngang, song song với mặt bàn. Ta có hình vẽ sau:
Bài 10.5 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Hãy điền vào chỗ trống các từ/cụm từ thích hợp:
a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì...
b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì...
c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì...
d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì...
Lời giải:
a) Không khí chiếm đầy khoảng không gian xung quanh ta vì chất khí lan truyền trong không gian theo mọi hướng
b) Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho tới khi lốp xe căng lên vì chất khí nén được
c) Ta có thể rót nước lỏng vào bình chứa vì chất lỏng có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt
d) Gõ nhẹ thước kẻ vào mặt bàn,cả hai đều không biến dạng vì chất rắn có hình dạng cố định
Bài 10.6 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Hãy đưa ra một số ví dụ cho thấy:
a) Chất rắn không chảy được
b) Chất lỏng khó bị nén
c) Chất khí dễ bị nén
Lời giải:
a) Để một cái cốc thủy tinh, cái chậu nhựa, cái ấm nhôm trên cái bàn gỗ thấy chúng có hình dạng cố định và không chảy ra. Điều này chứng tỏ chất rắn không chảy được .
b) Hút nước vào đầy ống xi- lanh , bịt đầu xi-lanh và ấn pít- tông thấy chất lỏng bên trong khó bị nén, pít-tông khó di chuyển .
c) - Ta có thể bơm không khí vào lốp xe cho đến khi lốp xe căng lên.
- Hút không khí vào đầy xi- lanh, bịt đầu xi-lanh và ấn pít-tông, thấy pít-tông di chuyển dễ dàng.
Lời giải:
Có thể vận chuyển dầu lỏng vào đất liền bằng cách bơm dầu vào các thùng chứa rồi vận chuyển về đất liền hoặc bơm dầu chảy qua các đường ống dẫn dầu về đất liền
Lời giải:
- Để một cục nến nóng chảy, ta cần đun nóng nên nến có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ phòng.
- Để làm nóng chảy một cục nước đá, ta chỉ cần để cục nước đá ở nhiệt độ phòng nên nước có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ phòng.
Bài 10.9 trang 18 sách bài tập KHTN 6: Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C.
a) Làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ nào thì thủy ngân đông đặc?
b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể gì?
Lời giải:
a) Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của một chất là bằng nhau. Trong thời gian nóng chảy và đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. Vì nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là -390C nên làm lạnh thủy ngân lỏng đến nhiệt độ -390C, thủy ngân đông đặc
b) Ở điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể lỏng ( vì nhiệt độ phòng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân).
Lời giải:
So sánh sự sôi và sự bay hơi:
- Giống nhau: đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi
- Khác nhau:
Sự sôi |
Sự bay hơi |
Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng |
Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng |
Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. |
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. |
- Không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất: vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có nhiệt độ bay hơi.
Lời giải:
Giữa các phân tử chất khí liên kết yếu hơn giữa các phân tử chất lỏng nên nhiệt độ sôi của chất khí thấp hơn nhiệt độ sôi chất lỏng. Ta có nhiệt độ sôi các chất như sau: oxygen(-1830C),nitrogen(-1960C), carbon dioxide (-870C), nước(1000C), xăng (350C-2100C) ,dầu(1440C-3000C). Nhiệt độ phòng điều kiện chuẩn là 250C.Từ các số liệu trên ta thấy:
- Nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ phòng: oxygen,nitrogen, carbon dioxide
- Nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ phòng: nước, xăng ,dầu
a) Chất lỏng nào bay hơi nhanh nhất, chất lỏng nào bay hơi chậm nhất?
b) Sự bay hơi nhanh hay chậm có mối liên hệ thế nào với nhiệt độ sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của các chất lỏng đó như sau:
Lời giải:
a) Từ bảng trên ta thấy nhiệt độ sôi của: cồn y tế < nước < dầu ăn
Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm . Vậy nên chất lỏng bay hơi nhanh nhất là cồn y tế , chất lỏng bay hơi chậm nhất là dầu ăn
b) Ta có mối liên hệ giữa sự bay hơi và nhiệt độ sôi là : Chất có nhiệt độ sôi càng thấp bay hơi càng nhanh và ngược lại, chất có nhiệt độ sôi càng cao bay hơi càng chậm
a) Tại sao có nước đọng trên nắp vung
b) Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi.
Lời giải:
a) Nước đọng trên nắp vung vì khi đun nóng, nước bay hơi, hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ thành giọt
b) Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi.
a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau .
b) Hạt cát có hình dạng riêng không ?
c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?
Lời giải:
a) Bề mặt cát gồ ghề, nhưng bề mặt nước thì phẳng, nằm ngang và song song với bề mặt bàn do chất lỏng có tính chất chảy tràn trên bề mặt.
b) Mỗi hạt cát có hình dạng riêng
c) Cát ở thể rắn vì nó có hình dạng cố định, và cát không chảy tràn trên bề mặt như chất lỏng.
Lý thuyết Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể
♦ Tóm tắt lý thuyết
I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí
|
Thể rắn |
Thể lỏng |
Thể khí |
Hình dạng |
Hình dạng cố định
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Hình dạng theo vật chứa
|
Khả năng lan truyền (hay khả năng chảy) |
Không chảy được
|
Có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt
|
Dễ dàng lan tỏa trong không gian theo mọi hướng
|
Khả năng chịu nén |
Rất khó nén |
Khó nén |
Dễ nén |
Ví dụ |
Đinh sắt, hòn đá, chậu nhôm, mâm đồng, cốc thủy tinh,... |
Nước, rượu, dầu ăn, xăng,... |
Không khí, khí oxygen, khí nitrogen,... |
II. Sự chuyển thể của chất
1. Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Sự nóng chảy: là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ:
- Vào mùa hè, nhiệt độ tăng nên băng tuyết tan dần thành nước lỏng
- Khi lấy que kem khỏi tủ lanh, do nhiệt độ môi trường cao hơn trong tủ lạnh nên kem bị chảy, chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
- Sự đông đặc: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ví dụ: Vào mùa đông, nhiệt độ thấp, nước bị đông đặc tạo thành băng tuyết.
2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
- Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
Ví dụ: Thả đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc có các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại thành nước lỏng bám quanh cốc.
- Sự hóa hơi: là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
+ Sự bay hơi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng
Ví dụ : Hơi nước từ các hồ nước nóng
+ Sự sôi: là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt và cả trong lòng khối chất lỏng
Ví dụ: Nước sôi
Tổng kết bài học
- Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Sự nóng chảy, sự đông đặc, sự sôi của một chất xảy ra tại nhiệt độ xác định
- Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
♦ Phương pháp giải
1. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự nóng chảy và sự đông đặc
|
Sự nóng chảy |
Sự đông dặc |
Giống |
Là sự chuyển thể qua lại giữa thể rắn và thể lỏng |
|
Khác |
là quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng |
là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. |
2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng ,xảy ra với nhiều chất khác nhau, xảy ra tại mọi nhiệt độ
- Khác nhau:
Sự bay hơi |
Sự ngưng tụ |
Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi |
Là quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng |
3. Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.
- Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
- Điểm khác nhau :
|
Sự bay hơi |
Sự sôi |
Quá trình |
Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng |
Chất lỏng vừa hóa hơi trong lòng chất lỏng vừa hóa hơi trên mặt thoáng |
Nhiệt độ |
Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. |
Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi. |