CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4 | CuSO4 ra Cu

519

Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng. Mời các bạn đón xem:

Phương trình CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    CuSO4 + Fe → Cu + FeSO4

2. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài đinh sắt.

3. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

4. Tính chất hoá học

- Có tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch bazo:

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

    CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

Tác dụng với muối:

    BaCl2 + CuSO4 → CuCl2 + BaSO4

Phản ứng với các kim loại mạnh hơn ( Mg, Fe, Zn, Al,…):

CuSO4 + Zn → ZnSO4 + Cu

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

CuSO4 + Mg → MgSO4 + Cu

5. Cách thực hiện phản ứng

- Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.

6. Bạn có biết

- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đông ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.

7. Bài tập liên quan

Ví dụ 1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2g. Khối lượng của Cu bám vào thanh sắt là

A. 9,6 gam.     

B. 6,4 gam.

C. 3,2 gam.     

D. 1,2 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

x ........... ................... x mol

Khối lượng thanh sắt tăng=khối lượng Cu bám vào-khối lượng Fe bị hòa tan

→ 1,2 = (64 - 56)x = 8x → x = 0,15 → khối lượng Cu bám vào = 64. 0,15 = 9,6g

Ví dụ 2: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn so với ban đầu 0,2 g, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:

A. 1,6 gam.     

B. 6,4 gam.

C. 3,2 gam.     

D. 0,2 gam.

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

x .......................................x

⇒ mtăng = 64x – 56x = 0,2 g ⇒ x = 0,025 mol

⇒ mCu bám = 64. 0,025 = 1,6 g.

Ví dụ 3: Ngâm đinh sắt trong dung dịch dồng II sunfat (CuSO4). Hiện tượng gì xảy ra:

A. Không xuất hiện tượng.

B. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe không bị tan.

C. Xuất hiện đồng màu đỏ bám trên đinh, đinh Fe bị tan 1 phần, màu xanh của dd nhạt dần.

D. Không có Cu bám trên đinh Fe, chỉ 1 phần đinh bị tan.

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Vì Fe mạnh hơn Cu nên khi ngâm đinh sắt trong dd CuSO4, Fe sẽ đẩy Cu trong dd, vì thế 1 phần Fe tan dần, Cu bị đẩy sẽ bám vào đinh, màu của dd nhạt dần

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

8. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Đồng (Cu) và hợp chất:

CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4

CuSO4 + Mg → Cu + MgSO4

CuSO4 + Cd → Cu + CdSO4

2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2

CuSO4 + H2S → CuS↓ + H2SO4

CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

CuSO4 + (NH4)2S → CuS + (NH4)2SO4

Đánh giá

0

0 đánh giá