Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án KHTN 7 Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trường: ……………………………….. |
|
Họ và tên giáo viên: |
Tổ: …………………………………… |
|
………………………. |
BÀI 3: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Thời gian thực hiện: 06 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, nhóm, chu kì.
- Sử dụng bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/ nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/ nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về bảng tuần hoàn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để đọc được các thông tin trên bảng tuần hoàn, hợp tác trong thực hiện hoạt động quan sát đọc các thông tin trong bảng tuần hoàn.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, gọi tên được các thông tin trên bảng tuần hoàn.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Sử dụng bảng tuần hoàn và thiết kế bảng tuần hoàn gồm 1 số nguyên tố với các thông tin đã biết.
3. Phẩm chất
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về bảng tuần hoàn.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động trong các hoạt động nghiên cứu về bảng tuần hoàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình ảnh phóng to của bảng tuần hoàn.
- Thiết kế các phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về bảng tuần hoàn, quy luật sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cặp đôi thảo luận tìm ra quy luật sắp xếp những tấm thẻ vào các ô trong bảng. Từ đó hình thành vấn đề có sắp xếp các nguyên tố hoá học theo một quy luật nhất định vào bảng tuần hoàn được không?
CÂU HỎI MỞ ĐẦU
Hãy sắp xếp những tấm thẻ vào các ô trong bảng dưới đây theo quy luật nhất định.
Hãy cho biết các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật nào theo hàng và theo cột.
c) Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh, dự kiến:
TRẢ LỜI CÂU HỎI MỞ ĐẦU
+ Theo hàng ngang từ trái sang phải các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật: Các chú gấu trong tấm thẻ có kích thước bằng nhau, số khuy áo của các chú gấu tăng dần.
+ Theo cột từ trên xuống dưới các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật: Các chú gấu trong tấm thẻ có cùng số khuy áo, kích thước các chú gấu tăng dần.
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS sắp xếp những tấm thẻ vào ô trong bảng theo quy luật.
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, thực hiện yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV, hoàn thành phiếu học tập.
- GV theo dõi và hỗ trợ khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Giáo viên đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tương tự như việc sắp xếp các tấm thẻ theo quy luật, ta có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo quy luật vào một bảng được không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 3 – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
a) Mục tiêu
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Nội dung
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thiện phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Cho biết điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6, 14, 8, 15, 7, 16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
Câu 2: Quy luật sắp xếp ở câu 1 cũng là nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hiện tại. Hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. |
c) Sản phẩm
- Các câu trả lời của học sinh. Dự kiến:
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1:
Câu 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: + Các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. + Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hoá học tương tự nhau. |
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Để mua Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây