Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 4 Bài 1: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 4. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Môn học: Toán
Ngày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 1
I. SỐ TỰ NHIÊN
3. ÔN TẬP VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập, củng cố kỹ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; bảng số liệu thống kê; mô tả được các khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi ngẫu nhiên đơn giản.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của học sinh
|
1. Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
|
- GV tổ chức hát tập thể để khởi động bài học.
- GV giới thiệu vào bài.
|
- HS tham gia hát tập thể
- HS lắng nghe.
|
2. Luyện tập:
- Mục tiêu:
+ Ôn tập, củng cố kỹ năng kiểm đếm số lượng và ghi lại kết quả, đọc và nhận xét thông tin trên biểu đồ tranh; bảng số liệu thống kê; mô tả được các khả năng xảy ra của một hoạt động trò chơi ngẫu nhiên đơn giản.
+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.
- Cách tiến hành:
|
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Quan sát biểu đồ tranh sau rồi trả lời các câu hỏi:
- GV gọi lần lượt từng học sinh lên bảng trả lời.
- GV yêu cầu HS trả lời vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Giải toán:
- GV yêu cầu một bạn đứng lên đọc đề bài.
- GV hỏi bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2.
- GV yêu cầu đại diện hai nhóm lên bảng trình bày bài.
- GV yêu cầu các học sinh khác làm bài vào vở.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu một bạn đứng lên đọc đề bài.
- GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu hai bạn lên bảng trình bày bài.
- GV yêu cầu các học sinh khác làm bài vào vở.
|
Bài 1:
- HS nêu kết quả:
Cửa hàng bán được những loại cây: cây hoa ly, cây hoa hồng, cây hoa giấy, cây xương rồng, cây hoa nhài.
b) Cửa hàng bán được số cây xương rồng là:
4 × 3 = 12 (cây)
c) Cửa hàng bán được số cây hoa ly là:
4 × 2 = 8 (cây)
Cửa hàng bán được số cây hoa hồng là:
4 × 5 = 20 (cây)
Cửa hàng bán được số cây hoa giấy là:
4 × 4 = 16 (cây)
Cửa hàng bán được số cây hoa nhài là:
4 × 4 = 16 (cây)
Vì 8 < 12 < 16 < 20 nên loại cây cửa hàng bán được nhiều nhất là cây hoa hồng.
d) Cửa hàng bán được số cây hoa nhài gấp số cây hoa ly số lần là:
16 : 8 = 2 (lần)
- HS trình bày bài vào vở.
- HS lắng nghe.
Bài 2:
- HS giơ tay đọc đề bài.
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài và trả lời.
- HS làm việc nhóm.
- HS nêu kết quả:
a) – Thứ Hai có 16 học sinh đi xe buýt đến trường
- Thứ Tư có nhiều học sinh đi xe buýt đến trường nhất (17 học sinh), Thứ Sáu có ít học sinh đi xe buýt đến trường nhất (12 học sinh)
b) Em có thể đặt thêm câu hỏi như sau:
- Các thứ nào có số học sinh đi xe buýt đến trường là như nhau?
(Trả lời: Thứ Ba và Thứ Năm)
- Số học sinh đi xe buýt đến trường ngày thứ Hai nhiều hơn hay ít hơn số học sinh đi xe buýt đến trường vào ngày thứ Năm? Cụ thể là ít hơn/ nhiều hơn là bao nhiêu?
(Trả lời: nhiều hơn: 16 – 15 = 1 (học sinh))
- HS lắng nghe.
Bài 3:
- Nêu kết quả
Quan sát bảng số liệu thống kê, ta thấy:
a) Ngày thứ Ba nhiệt độ là 21oC.
b) Ngày Chủ nhật nhiệt độ là 27oC.
c) Do 20 < 21 < 23 < 26 < 27 < 28
Nhiệt độ cao nhất trong tuần là 28oC.
d) Ngày thứ Tư có nhiệt độ thấp nhất (20oC)
e) Nhiệt độ của những ngày đầu tuần thấp hơn nhiệt độ của những ngày cuối tuần?
- HS làm vào vở.
|
3. Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
|
- GV tổ chức vận dụng bằng bài 4 trang 11 SGK.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
Đề bài: An quay vòng quay một lần. Khi vòng quay dừng lại thì chiếc kim sẽ chỉ vào một ô đã tô màu. Theo em, chiếc kim có những khả năng chỉ vào ô màu nào?
- GV yêu cầu cả lớp hoạt động nhóm và nêu kết quả.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV tổng kết bài học, hướng dẫn HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới.
|
- HS tham gia vận dụng.
- Kết quả dự kiến:
Có 4 khả năng xảy ra của chiếc kim như sau:
+ Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu tím
+ Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu đỏ
+ Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu xanh
+ Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu vàng
- HS lắng nghe.
|
|
................................................
................................................
................................................
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Toán 4 Cánh diều Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất
Để mua Giáo án Toán 4 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 4 Cánh diều, chi tiết khác:
Giáo án Bài 2: Ôn tập về hình học và đo lường (Tiết 2)
Giáo án Bài 4: Các số trong phạm vi 1 000 000 (1 tiết)
Giáo án Bài 5: Các số trong phạm vi 1 000 000 (Tiếp theo) (2 tiết)
Giáo án Bài 6: Các số có nhiều chữ số (1 tiết)