Giải Toán 6 trang 66 Tập 1 Kết nối tri thức

382

Với Giải Toán 6 trang 66 Tập 1 Kết nối tri thức chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 6 trang 66 Tập 1 Kết nối tri thức

Luyện tập 5 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Tính các hiệu sau:

a) 5 – (-3)

b) (-7) - 8.

Lời giải:

a) 5 – (-3); = 5 + 3 = 8.

b) (-7) – 8 = (- 7) + (- 8) = - (7 + 8) = -15.

Vận dụng 3 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Nhiệt độ bên ngoài của một máy bay ở độ cao 10 000 m là – 48oC. Khi hạ cánh, nhiệt độ ở sân bay là 27oC. Hỏi nhiệt độ bên ngoài của máy bay khi ở độ cao 10 000 m và khi hạ cánh chênh lệch bao nhiêu độ C?

Lời giải:

Nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh chênh lệch nhau:

27 - (- 48) = 27 + 48 = 75 (oC)

Vậy nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh chênh lệch nhau 75 oC.

Bài tập

Bài 3.9 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1: Tính tổng hai số cùng dấu:

a)(-7) + (-2);

b)(-8) + (-5);

c)(-11) + (-7);

d)(-6) + (-15).

Lời giải:

a) (-7) + (-2)

 = - (7 + 2)

= - 9

b) (-8) + (-5)

= - (8 + 5)

 = - 13

c) (-11) + (-7) 

 = - (11 + 7)

 = - 18

d) (-6) + (-15).

= - (6 + 15)

= - 21.

Bài 3.10 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Tính tổng hai số khác dấu

a) 6 + (-2);

b) 9 + (-3);

c) (-10) + 4;

d) (-1) + 8.

Lời giải:

a) 6 + (-2)

= 6 – 2 (do 6 > 2)

= 4

b) 9 + (-3)

= 9 – 3 (do 9 > 3)

= 6

c) (-10) + 4

= - (10 - 4) (do 10 > 4)

= - 6

d) (-1) + 8 

= 8 – 1 (do 8 > 1)

= 7

Bài 3.11 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1: Biểu diễn – 4 và số đối của nó trên cùng một trục số.

Lời giải:

Số đối của -4 là 4. Ta biểu diễn chúng trên trục số:

Biểu diễn – 4 và số đối của nó trên cùng một trục số

Bài 3.12 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1: Thực hiện các phép trừ sau:

a) 9 – (-2)

b) (-7) – 4;

c) 27 – 30;

d) (-63) – ( -15).

Lời giải:

a) 9 – (-2);

= 9 + 2

= 11

b) ) (-7) – 4

= (-7) + (-4)

= - (7 + 4)

= -11

c) 27 – 30;

= 27 + (- 30)

= - (30 – 27) (do 30 > 27)

= - 3

d) (-63) – ( -15) 

= (- 63) + 15

= - (63 – 15) (do 63 > 15)

= - 48

Bài 3.13 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là

a) 11 km/h và 6 km/h?

b) 11 km/h và – 6 km/h?

Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ

Lời giải:

Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 11km/h đi được quãng đường:

                             11.1 = 11 (km)

Sau 1 giờ, ca nô có vận tốc 6km/h đi được quãng đường:

                             6.1 = 6 (km)

a) Vì vận tốc của hai ca nô đều dương nên hai ca nô cùng đi về phía B (chiều từ C đến B là dương) nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là hiệu quãng đường đi được của chúng.

Sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là:

                          11 – 6 = 5 (km)

Vậy sau 1 giờ, hiệu quãng đường đi của chúng là 5km.

b) Ca nô có vận tốc 11km/h (là vận tốc dương) nên có chiều đi từ C đến B. Ca nô có vận tốc -6km/h (là vận tốc âm) nên có chiều đi từ C đến A.

Do đó hai ca nô đi ngược chiều nhau, nên khoảng cách sau 1 giờ của hai ca nô sẽ là tổng quãng đường đi được của chúng.

Sau 1 giờ hai ca nô cách nhau:

                         11 + 6 = 17 (km)

Vậy sau 1 giờ hai ca nô cách nhau 17km.

Bài 3.14 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào?

a) Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào

b) Mỗi hình sau đây mô phỏng phép tính nào

Lời giải:

a) Hình mô phỏng phép tính: (-5) + 3 hoặc (-5) - (- 3);

b) Hình mô phỏng phép tính: 2 – 5 hoặc 2 + (-5).

Bài 3.15 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Tính nhẩm:

a) (-3) + (-2);

b) (-8) – 7;

c) (-35) + (-15);

d) 12 – (-8).

Lời giải:

a) (-3) + (-2)

= - (3 + 2)

= -5

b) (-8) – 7 

= (-8) + (-7)

= - (8 + 7)

= - 15

c) (-35) + (-15) 

= - (35 + 15)

= - 50

d) 12 – (-8

= 12 + 8

= 20.

Bài 3.16 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Tính một cách hợp lí:

a) 152 + (-73) – (-18) - 127

b) 7 + 8 + (-9) + (-10).

Lời giải:

a) 152 + (-73) – (-18) - 127  

= [152 - (-18)] - [127 - (-73)]

= (152 + 18) – (127 + 73)

= 170 - 200

= - 30

b) 7 + 8 + (-9) + (-10). 

= [(7 + (-9)] + [8 + (-10)]

= (- (9 – 7)] + [- (10 – 8)]

= (-2) + (-2)

= - (2 + 2)

= - 4.

Bài 3.17 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1Tính giá trị của biểu thức (-156) - x, khi:

a) x = -26;

b) x = 76;

c) x = (- 28) – (- 143).

Lời giải:

a) Thay x = -26 vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – (-26) = (-156) + 26 = - (156 – 26) = - 130. (do 156 > 26)

b) Thay x = 76 vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – 76 = (-156) + (-76) = - (156 + 76) = - 232.

c) Thay x = (- 28) – (- 143) vào biểu thức (-156) - x ta được:

(-156) – x = (-156) – [(-28) – (-143)] = (-156) – [(-28) + 143] = (-156) – (143 – 28) 

= (- 156) – 115 = (-156) + (-115) = - (156 + 115) = - 271.

Bài 3.18 trang 66 Toán lớp 6 Tập 1: Thay mỗi dấu “*” bằng một chữ số thích hợp để có:

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Lời giải:

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Vậy dấu * là chữ số 6.

Thay mỗi dấu * bằng một chữ số thích hợp để có

Vậy hai dấu * lần lượt theo thứ tự từ trái qua phải là 7 và 4.

Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải Toán 6 trang 62 Tập 1

Giải Toán 6 trang 63 Tập 1

Giải Toán 6 trang 64 Tập 1

Giải Toán 6 trang 65 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá