Sách bài tập Toán 6 Bài 2 (Cánh diều): Biểu đồ cột kép

1.9 K

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài 2: Biểu đồ cột kép sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 2: Biểu đồ cột kép

Bài 9 trang 10 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hai trường A và B đã tổ chức ngày hội thể thao nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Biểu đồ cột kép ở Hình 6 biểu diễn số huy chương Vàng, Bạc và Đồng của hai trường.

Hai trường A và B đã tổ chức ngày hội thể thao nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn (ảnh 2)

a) Hoàn thành số liệu ở bảng sau:

Trường

Số huy chương (chiếc)

Vàng

Bạc

Đồng

A

...

...

...

B

...

...

...

b) Tính tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của hai trường A và B.

Lời giải:

a) Quan sát biểu đồ Hình 6, ta thấy:

- Trường A có 9 huy chương Vàng, 8 huy chương Bạc, 10 huy chương Đồng;

- Trường B có 8 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc, 12 huy chương Đồng.

Vậy ta điền vào bảng như sau:

Trường

Số huy chương (chiếc)

Vàng

Bạc

Đồng

A

9

8

10

B

8

11

12

b) Tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của trường A là:

9 + 8 + 10 = 27 (huy chương)

Tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của trường B là:

8 + 11 + 12 = 31 (huy chương)

Tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của hai trường A và B là:

27 + 31 = 58 (huy chương)

Vậy tổng số huy chương các loại (Vàng, Bạc, Đồng) của hai trường A và B là 58 huy chương.

Bài 10 trang 10 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Biểu đồ cột kép ở Hình 7 biểu diễn lượng mưa và lượng bốc hơi tại ba địa điểm là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa.

Biểu đồ cột kép ở Hình 7 biểu diễn lượng mưa và lượng bốc hơi tại ba địa điểm là Hà Nội (ảnh 2)

a) Tổng lượng mưa của ba địa điểm trên là bao nhiêu mi-li-mét?

b) Lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội là bao nhiêu mi-li-mét?

c) Cân bằng ẩm ở nơi nào thấp nhất, biết cân bằng ẩm bằng hiệu của lượng mưa và lượng bốc hơi?

Lời giải:

Quan sátbiểu đồ cột kép ở Hình 7, ta thấy:

- Lượng mưa tại ba địa điểm là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa lần lượt là 1 667 mm; 2 868 mm; 1 931 mm.

- Lượng bốc hơi tại ba địa điểm là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa mưa lần lượt là 989 mm; 1 000 mm; 1 686 mm.

a) Tổng lượng mưa của ba địa điểm trên là:

1 667 + 2 868 + 1 931 = 6 466 (mm)

Vậy tổng lượng mưa của ba địa điểm trên là 6 466 mi-li-mét.

b) Lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội là:

2 868 – 1 667 = 1 201 (mm)

Vậy lượng mưa ở Huế cao hơn Hà Nội là 1 201 mi-li-mét.

c) Cân bằng ẩm ở Hà Nội là:

1 667 – 989 = 678 (mm)

Cân bằng ẩm ở Huế là:

2 868 – 1 000 = 1 868 (mm)

Cân bằng ẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh là:

1 931 – 1 686 = 245 (mm)

Ta thấy 245 < 678 < 1 868.

Do đó cân bằng ẩm ở Thành phố Hồ Chí Minh thấp nhất.

Bài 11 trang 11 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Kết quả tổng kết cuối học kì II các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của hai học sinh lớp 6 là Ngọc và Hà ở một trường trung học cơ sở được cho bởi biểu đồ cột kép dưới đây:

Kết quả tổng kết cuối học kì II các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của hai học sinh lớp 6 (ảnh 2)

a) Hãy hoàn thành số liệu ở bảng sau:

Môn học

Điểm trung bình của Ngọc

Điểm trung bình của Hà

Ngữ văn

   

Lịch sử

   

Địa lí

   

b) Tính trung bình cộng điểm tổng kết ba môn trên của mỗi học sinh.

Lời giải:

a) Điểm trung bình các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Ngọc lần lượt là: 7,0; 8,9; 9,3.

Điểm trung bình các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của Hà lần lượt là: 7,8; 9,2; 6,7.

Vậy ta điền vào bảng như sau:

Môn học

Điểm trung bình của Ngọc

Điểm trung bình của Hà

Ngữ văn

7,0

7,8

Lịch sử

8,9

9,2

Địa lí

9,3

6,7

b) Trung bình cộng điểm tổng kết ba môn trên của Ngọc là:

7,0+8,9+9,33=8,4 (điểm)

Trung bình cộng điểm tổng kết ba môn trên của Hà là:

7,8+9,2+6,73=7,9 (điểm)

Vậy trung bình cộng điểm tổng kết ba môn trên của Ngọc và Hà lần lượt là 8,4 và 7,9.

Bài 12 trang 11 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Thống kê chi phí thực tế và chi phí dự kiến trong bốn quý năm 2019 của một công ty sản xuất thiết bị nông nghiệp được ghi lại ở bảng dưới đây:

Thống kê chi phí thực tế và chi phí dự kiến trong bốn quý năm 2019 của một công ty (ảnh 2)

a) Trong bốn quý năm 2019, quý nào có chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến?

b) Trong cả bốn quý năm 2019, tỉ số phần trăm của tổng chi phí thực tế so với tổng chi phí dự kiến là bao nhiêu?

Lời giải:

Quan sát bảng thống kê, ta có:

- Chi phí dự kiến của Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV lần lượt là: 760 triệu đồng, 790 triệu đồng, 1 100 triệu đồng, 1 200 triệu đồng.

- Chi phí thực tế của Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV lần lượt là: 810 triệu đồng, 900 triệu đồng, 860 triệu đồng, 895 triệu đồng.

a) Ta thấy:

- Quý I: vì 810 > 760 nên chi phí thực tế cao hơn chi phí dự kiến;

- Quý II: vì 900 > 790 nên chi phí thực tế cao hơn chi phí dự kiến;

- Quý III: vì 860 < 1 100 nên chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến;

- Quý IV: vì 895 < 1 200 nên chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến.

Vậy trong bốn quý năm 2019, Quý III và Quý IV có chi phí thực tế thấp hơn chi phí dự kiến.

b) Tổng chi phí thực tế trong cả bốn quý là:

810 + 900 + 860 + 895 = 3 465 (triệu đồng).

Tổng chi phí dự kiến trong cả bốn quý là:

760 + 790 + 1 100 + 1 200 = 3 850 (triệu đồng).

Trong cả bốn quý năm 2019, tỉ số phần trăm của tổng chi phí thực tế so với tổng chi phí dự kiến là:

3465.100%3850=90%.

Vậy trong cả bốn quý năm 2019, tỉ số phần trăm của tổng chi phí thực tế so với tổng chi phí dự kiến là 90%.

Bài 13 trang 12 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Biểu đồ ở Hình 9 thống kê khối lượng thịt lợn và thịt bò bán được của một siêu thị trong các tháng 10, 11 và 12 của năm 2019.

Biểu đồ ở Hình 9 thống kê khối lượng thịt lợn và thịt bò bán được của một siêu thị (ảnh 2)

a) Sắp xếp khối lượng thịt lợn và thịt bò mà siêu thị bán được trong các tháng 10, 11 và 12 của năm 2019.

b) Tháng 10 siêu thị bán được ít thịt (lợn và bò) nhất trong cả ba tháng (tháng 10, 11 và 12). Em có thể đưa ra một vài lí do phù hợp nhất để giải thích cho kết quả này được không? Em đồng ý với những nhận xét nào sau đây?

1) Không có chương trình khuyến mại khi bán các loại thịt (lợn và bò) trong tháng 10.

2) Tháng 10 không có nhiều thịt (lợn và bò) loại 1 cho người mua hàng lựa chọn.

3) Tháng 10 khách hàng mua nhiều các mặt hàng hải sản đông lạnh.

4) Tháng 10 siêu thị chuyển đến địa điểm mới.

c) Tổng khối lượng thịt (lợn và bò) đã bán trong tháng 12 hơn tổng khối lượng thịt (lợn và bò) bán được trong tháng 11 là bao nhiêu ki-lô-gam? Theo em, Tết Dương lịch (ngày mùng 1 tháng 1 hằng năm) có liên quan đến việc mua bán thịt (lợn và bò) ở tháng 12 không?

d) Nếu 20 năm sau (tính từ năm 2020) em có một trang trại cung cấp thịt (lợn và bò) cho các siêu thị thì em chọn thời điểm nào để có thể bán được nhiều thịt trong năm?

Lời giải:

a) ∙ Khối lượng thịt bò đã bán trong tháng 10; tháng 11; tháng 12 lần lượt là: 30 yến, 42yến, 80 yến.

Ta có: 30 < 42 < 80.

Do đó khối lượng thịt bò đã bán được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: 30 yến, 42yến, 80 yến.

∙ Khối lượng thịt lợn đã bán trongtháng 10; tháng 11; tháng 12 lần lượt là: 47 yến, 75yến, 100 yến.

Ta có: 47<75<100.

Do đó khối lượng thịt bò đã bán được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: 47 yến, 75 yến, 100 yến.

b) Tháng 10 siêu thị bán được ít thịt (lợn và bò) nhất trong cả ba tháng (tháng 10, 11 và 12) do tháng 10 năm 2019 giá thịt lợn, thịt bò trong tháng trên cả nước tăng cao do nguồn cung bị giảm. Cụ thể tháng 10 năm 2019, tình hình dịch bệnh xảy ra trên cả nước: Dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi. Vì vậy tháng 10 siêu thị bán được ít thịt bò và thịt lợn hơn.

Nhận xét 1: Vì có thể tháng 10 không có chương trình khuyến mại nên khối lượng thịt bán ra tháng 10 ít.

Nhận xét 2: Vì có thể tháng 10 không có nhiều thịt (lợn và bò) loại 1 nên nhiều người sẽ chuyển sang mua các loại khác.

Nhận xét 3: Tháng 10 bán được ít thịt hơn những tháng khác thì có thể do người ta mua các loại mặt hàng (có thể không phải mua nhiều các mặt hàng hải sản đông lạnh) nên nhận xét này không hợp lý.

Nhận xét 4: Vì siêu thị chuyển đến địa điểm mới nên nhiều người chưa biết đến hoặc có người có thói quen mua những siêu thị trước đó thường hay mua nên khối lượng thịt bán ra tháng 10 ít.

Do đó em đồng ý với các nhận xét 1, nhận xét 2 và nhận xét 4.

c) Tổng khối lượng thịt (lợn và bò) đã bán trong tháng 12 hơn tổng khối lượng thịt (lợn và bò) bán được trong tháng 11 là bao nhiêu ki-lô-gam? Theo em, Tết Dương lịch (ngày mùng 1 tháng 1 hằng năm) có liên quan đến việc mua bán thịt (lợn và bò) ở tháng 12 không?

c) Tổng khối lượng thịt đã bán trong tháng 12 là:

80 + 100 = 180 (yến)

Tổng khối lượng thịt đã bán trong tháng 11 là:

42 + 75 = 117 (yến)

Khối lượng lượng thịt chênh lệch giữa tháng 12 và tháng 11 là:

180 – 117 = 63 (yến)

Đổi: 63 yến = 630 kg.

Theo em, Tết Dương lịch (ngày mùng 1 tháng 1 hằng năm) là tháng 1 của năm sau nên không liên quan đến việc mua bán thịt ở tháng 12.

Vậy tổng khối lượng thịt (lợn và bò) đã bán trong tháng 12 hơn tổng khối lượng thịt (lợn và bò) bán được trong tháng 11 là 630 ki-lô-gam; Tết Dương lịch không liên quan đến việc mua bán thịt ở tháng 12.

d) Nếu 20 năm sau em có một trang trại cung cấp thịt cho các siêu thị thì em chọn cuối tháng 1, đầu tháng 2 để có thể bán được nhiều thịt nhất trong năm. Vì giai đoạn này gần dịp Tết âm lịch, hầu như mọi nhà đều mua thịt để gói bánh, làm cơm để chuẩn bị cho ngày Tết.

Lý thuyết Biểu đồ cột kép

Biểu đồ cột kép dùng để biểu diễn được đồng thời từng số liệu của hai dãy dữ liệu cùng loại, ghép hai biểu đồ cột thành một Biểu đồ cột kép

+ Các đối tượng thống kê biểu diễn ở trục nằm ngang.

+ Ứng với mỗi đối tượng thống kê có một cặp số liệu thống kê theo tiêu chí, lần lượt biểu diễn ở trục thẳng đứng.

+ Mỗi đối tượng được biểu diễn dưới dạng cột hình chữ nhật và quy định màu khác nhau ở phía trên biểu đồ

Ví dụ: Biểu đồ cột kép dưới đây biểu diễn xếp loại học lực (Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu) của khối lớp 6 tại của một trường có hai lớp 6A và 6B.

Biểu đồ cột kép | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Cánh diều

a) Học lực nào của lớp 6A và lớp 6B có nhiều học sinh nhất?

b) Tổng số học sinh của lớp 6A và 6B là bao nhiêu?

c) Giáo viên chủ nhiệm của lớp 6A khẳng định rằng lớp 6A có tỉ số phần trăm học sinh Giỏi và Khá so với cả lớp cao hơn lớp 6B có đúng không?

Hướng dẫn giải

a) Quan sát biểu đồ cột màu xanh biểu diễn cho số học sinh của lớp 6A ta thấy số học sinh có học lực Giỏi nhiều nhất.

Quan sát biểu đồ cột màu cam biểu diễn cho số học sinh của lớp 6B ta thấy số học sinh có học lực Khá nhiều nhất. 

b) Tổng số học sinh của lớp 6A là: 20 + 11 + 7 + 2 = 40 (học sinh)

Tổng số học sinh của lớp 6B là: 7 + 25 + 8 + 4 = 44 (học sinh).

c) Số học sinh Giỏi và Khá của lớp 6A là: 20 + 11 = 31 (học sinh)

Số học sinh Giỏi và Khá của lớp 6B là: 7 + 25 = 32 (học sinh)

Tỉ số phần trăm của học sinh Giỏi và Khá so với cả lớp 6A là: 

3140.100%=77,5%

Tỉ số phần trăm của học sinh Giỏi và Khá so với cả lớp 6B là:

3244.100%=72,7272...%

Vì 77,5 > 72,7272… nên tỉ số phần trăm cú học sinh Giỏi và Khá so với cả lớp của lớp 6A cao hơn lớp 6B.

Vậy khẳng định của cô giáo chủ nhiệm lớp 6A là đúng.

Đánh giá

0

0 đánh giá