Với Giải hóa học lớp 10 trang 86 Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải hóa học 10 trang 86 Chân trời sáng tạo
Vận dụng trang 86 Hóa học 10: Hãy làm cho nhà em sạch bong với hỗn hợp baking soda (NaHCO3) và giấm (CH3COOH). Hỗn hợp này tạo ra một lượng lớn bọt. Phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:
NaHCO3(s) + CH3COOH(aq) → CH3COONa(aq) + CO2(g) + H2O(l) = 94,30 kJ
Phản ứng trên là tỏa nhiệt hay thu nhiệt? Vì sao? Tìm những ứng dụng khác của phản ứng trên
Phương pháp giải:
- > 0 => Phản ứng thu nhiệt
- < 0 => Phản ứng tỏa nhiệt
Lời giải:
- Ta có: = 94,30 kJ > 0
=> Phản ứng thu nhiệt
- Ứng dụng khác của phản ứng baking soda với giấm:
+ Baking soda và giấm ngoài việc được sử dụng trong nấu ăn còn được dùng nhiều trong vệ sinh nhà cửa như: Khử mùi hôi, tẩy trắng quần áo, tẩy trắng nồi chảo, vệ sinh máy giặt,…
+ Kết hợp baking soda với giấm ăn để hiệu quả tẩy rửa cao hơn. Baking soda có khả năng làm sạch, khử mùi và làm mềm các mảng bám, còn giấm ăn cũng tác dụng loại bỏ mùi hôi và các vết bẩn cứng đầu khác.
Bài 1 trang 86 Hóa học 10: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:
N2(g) + O2(g) → 2NO(g) = +180 kJ
Kết luận nào sau đây đúng?
A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp
B. Phản ứng tỏa nhiệt
C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường
Phương pháp giải:
> 0 => Phản ứng thu nhiệt
Lời giải:
Ta có: = +180 kJ > 0
=> Phản ứng hấp thụ nhiệt năng từ môi trường
Đáp án D
Bài 2 trang 86 Hóa học 10: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng tỏa nhiệt
B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng chất sản phẩm
C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol
D. Phản ứng thu nhiệt
Phương pháp giải:
< 0 => Phản ứng tỏa nhiệt
Lời giải:
Ta có: = -a kJ < 0
=> Phản ứng tỏa nhiệt
Đáp án A
Xem thêm các bài giải Hóa học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: