Với giải Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Phần đọc giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc
Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép lặp từ ngữ và vai trò của phép lặp từ ngữ trong những trường hợp sau:
a. Khi đọc sách, ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trên thế giới này.
(Nguyễn Hiến Lê – Tự học – Một thú vui bổ ích)
b. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xóa bỏ hết thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước.
(Chu Quang Tiềm – Bàn về đọc sách)
c. Chúng ta chỉ có hai mươi tư giờ mỗi ngày để sống, hãy sống thật ý nghĩa, đừng để thất bại làm bạn gục ngã trên con đường tiến về phía trước. Bạn thân mến, hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.
(Theo Trần Thị Cẩm Quyên – Đừng từ bỏ cố gắng)
Trả lời:
a.
- Phép lặp: nỗi buồn khổ, lo lắng
- Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng đồng cảm, thấu hiểu của việc đọc sách. Đồng thời làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.
b.
- Phép lặp: thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, điểm xuất phát.
- Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách, đồng thời làm tăng sức biểu cảm cho câu văn.
c.
- Phép lặp: thất bại.
- Tác dụng: Khuyên về việc con người cần phải cố gắng sau mỗi khó khăn thất bại để đạt được thành công và phải sống thật ý nghĩa. Đồng thời làm tăng sức biểu đạt cho câu văn.
Xem thêm lời giải vở thực hành Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài tập 1 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Lựa chọn các từ ngữ dưới đây để điền vào chỗ trống cho phù hợp:
Bài tập 2 trang 5 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản Tự học – một thú vui bổ ích và hoàn thành phiếu học tập sau:
Bài tập 3 trang 6 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản tự học – một thú vui bổ ích, em hãy xác định các ý kiến, lí lẽ trong văn bản theo sơ đồ sau:
Bài tập 4 trang 7 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm và xác định vai trò của các bằng chứng được sử dụng trong văn bản Tự học – một thú vui bổ ích.
Bài tập 5 trang 7 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, tự học có vai trò như thế nào đối với học sinh hiện nay? Chúng ta cần làm gì để việc tự học có hiệu quả?
Bài tập 1 trang 8 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc văn bản Bàn về đọc sách và hoàn thành phiếu học tập sau:
Bài tập 2 trang 8 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Hoàn thiện sơ đồ tư duy sau để thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được dùng trong văn bản “Bàn về đọc sách”.
Bài tập 3 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào khẳng định Bàn về đọc sách là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
Bài tập 4 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, đọc sách có vai trò như thế nào đối với học sinh hiện nay? Giới thiệu với các bạn một phương pháp đọc sách hiệu quả mà em biết.
Bài tập 1 trang 9 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định vấn đề bàn luận và mục đích của văn bản Đừng từ bỏ cố gắng.
Bài tập 2 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong văn bản Đừng từ bỏ cố gắng vào bảng bên dưới:
Bài tập 3 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào khẳng định Đừng từ bỏ cố gắng là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
Bài tập 4 trang 10 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về câu văn: Thất bạt là điều khó tránh nhưng đó chính là người thầy đầu tiên của chúng ta trên đường đời.
Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại tên ba văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em đã từng đọc hoặc biết đến (có thể tìm ở thư viện hoặc Internet).
Bài tập 2 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Chọn 1 văn bản ở bài tập 1, sau đó hoàn thiện các nội dung sau:
Bài tập 3 trang 11 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Những dấu hiệu nào cho biết văn bản ở bài tập 2 là văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
Bài tập 1 trang 12 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép lặp từ ngữ và vai trò của phép lặp từ ngữ trong những trường hợp sau:
Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép thế và vai trò của phép thế trong những trường hợp sau:
Bài tập 3 trang 13 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định phép nối và vai trò của phép nối trong những trường hợp sau:
Bài tập 4 trang 14 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) với chủ đề “Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ” trong đó có sử dụng phép lặp, phép thế và phép nối. Hãy gạch chân các phép liên kết được sử dụng trong bài viết.