Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 75-75) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống

491

Với giải Bài tập trang 93 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 10: Văn bản thông tin giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 10: Văn bản thông tin

Bài tập trang 93 VBT Ngữ văn 7 tập 2: Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 75-75) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

(1) Triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng được phân loại

Trong văn bản thông tin, người viết có thể triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách

.....................................................................................................................

(2) Cước chú, tài liệu tham khảo

- Cước chú là...........................................................................

- Tài liệu tham khảo là.................................giúp cho thông tin được......................................................

Tài liệu tham khảo thường được ghi ở.........................................................................

(3) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong một văn bản, đặc biệt là văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đó là..................................................................................................................

(4) Thuật ngữ

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị.................................................................................................................

Thuật ngữ hầu như chỉ có.................................................................................................................

(5) Văn bản tường trình

Tường trình là loại văn bản...............................................................................................................

Người viết tường trình là người............................................................................................................

;người nhận tường trình là        

Trả lời:

(1) Triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng được phân loại

Trong văn bản thông tin, người viết có thể triển khai ý tưởng và thông tin bằng cách chia đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích, thuyết minh,...

(2) Cước chú, tài liệu tham khảo

- Cước chú là lời giải thích ghi ở chân trang (cuối trang) về những từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,...trong văn bản có thể chưa rõ với người đọc.

- Tài liệu tham khảo là những tài liệu được người viết (người nói) xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản; giúp cho thông tin được trình bày trong văn bản thêm phong phú và thuyết phục. Tài liệu tham khảo thường được ghi ở cuối bài viết hoặc cuối chương hay cuối sách.

(3) Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Trong một văn bản, đặc biệt là văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đó là tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng chiếu, kí hiệu,...

(4) Thuật ngữ

Thuật ngữ là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ; thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

Thuật ngữ hầu như chỉ có một nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm.

(5) Văn bản tường trình

Tường trình là loại văn bản trình bày, báo cáo lại đầy đủ, rõ ràng về một vấn đề hoặc sự việc nào đó. Người viết tường trình là người chứng kiến hoặc có liên quan đến sự việc ;người nhận tường trình là cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Đánh giá

0

0 đánh giá