Trình bày nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau

286

Với giải Câu 2 trang 122 VBT Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chi tiết trong Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Câu 2 trang 122 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Trình bày nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập một theo bảng sau

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Mẫu: Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.

Ông đồ 

(Vũ Đình Liên)

 

Tiếng gà trưa 

(Xuân Quỳnh)

 

Người đàn ông cô độc giữa rừng 

(Đoàn Giỏi)

 

Buổi học cuối cùng (Đô-đê)

 

Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng)

 

Bạch tuộc (Giuyn 

Véc-nơ)

 

Chất làm gỉ 

(Rây Brét-bơ-ry)

 

Nhật trình Sol 6 

(En-đi Uya)

 

Văn bản nghị luận

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

 

Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

 

Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)

 

 

Văn bản thông tin

Ca Huế 

(Theo dsvh.gov.vn)

 

Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

 

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

 

Trả lời:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

Mẹ (Đỗ Trung Lai)

Mẫu: Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ.

Ông đồ

(Vũ Đình Liên)

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Tiếng gà trưa

(Xuân Quỳnh)

Gợi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

Người đàn ông cô độc giữa rừng

(Đoàn Giỏi)

Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú.

Buổi học cuối cùng (Đô-đê)

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. 

Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng)

Đoạn trích thuật lại chuyến đi về xứ Nghệ của ba cha con Phó bảng. ta thấy được sự ham thích học hỏi của hai cậu bé, nổi bật là những nhận xét, đánh giá của cậu bé Côn về đất nước và con người.

Bạch tuộc (Giuyn

Véc-nơ)

Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu mãnh mẽ dũng cảm giữa giáo sư A- rôn- nác và những người đồng hành trên con tàu No -ti -lớt và lũ quái vật “bạch tuộc”. 

Chất làm gỉ

(Rây Brét-bơ-ry)

Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi. 

Nhật trình Sol 6

(En-đi Uya)

Đoạn trích nói về sự tuyệt vọng của phi hành gia Mác Oát – ni khi nhận ra mình bị mắc kẹt trên Sao Hỏa do một sự cố không mong muốn và mất tín hiệu với Trái Đất. 

Văn bản nghị luận

Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng)

Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” trình bày những nhận xét của tác giả về con người và thiên nhiên nơi đây mà cụ thể là trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam.

Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc)

Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên)

Văn bản nói về khát vọng của con người với biển cả mênh mông, rộng lớn, giá trị nhân văn sâu sắc của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này với hiện tại và tương lai

Văn bản thông tin

Ca Huế

(Theo dsvh.gov.vn)

Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế.

Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn)

Văn bản kể lại đặc điểm, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm,thi nấu cơm ở hội làng Chuông , thi nấu cơm ở hội Từ Trọng, thi nấu cơm ở hội Hành Thiện.

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

Văn bản trình bày các quy định, nghi thức của “keo vật thờ” ở hội vật Bắc Giang. Ý nghĩa truyền thống sâu sắc của hội vật dân tộc.

Đánh giá

0

0 đánh giá