Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Câu 1. Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng là
A. vùng tối không hoàn toàn.
B. vùng sáng.
C. vùng tối.
D. vùng sáng hoàn toàn.
Đáp án đúng là: C
Đối với nguồn sáng hẹp thì vùng phía sau vật cản sáng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là vùng tối.
Câu 2. Chọn đáp án đúng nhất.
A. Vùng tối là vùng phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
C. Vùng tối do nguồn sáng hẹp có ranh giới rõ ràng với vùng sáng.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
A – đúng
B – sai, vùng tối do nguồn sáng rộng có ranh giới không rõ ràng với vùng sáng.
C – đúng.
Câu 3. Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là gì?
A. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Trái Đất nằm giữa.
B. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trời nằm giữa.
C. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.
D. Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng.
Đáp án đúng là: C
Điều kiện để xảy ra hiện tượng nhật thực là Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng và Mặt Trăng nằm giữa.
Câu 4. Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng truyền tới gọi là
A. vùng tối không hoàn toàn.
B. vùng sáng.
C. vùng tối.
D. vùng sáng hoàn toàn.
Đáp án đúng là: A
Vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng truyền tới gọi là vùng tối không hoàn toàn (hay vùng nửa tối).
Câu 5. Quan sát hình dưới và cho biết, đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng gì?
A. Hiện tượng nhật thực một phần.
B. Hiện tượng nguyệt thực một phần.
C. Hiện tượng nhật thực toàn phần.
D. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Đáp án đúng là: C
Hình vẽ trên biểu diễn hiện tượng nhật thực.
Đứng trên Trái Đất, ở chỗ vùng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, tại đó ta quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần; ở chỗ vùng tối không hoàn toàn, nhìn thấy một phần Mặt Trời, đó là vùng có nhật thực một phần.
Câu 6. Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào?
A. Điện năng.
B. Quang năng.
C. Nhiệt năng.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng như điện năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng, ...
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây.
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những …
A. chùm sáng.
B. tia sáng.
C. ánh sáng.
D. năng lượng.
Đáp án đúng là: A
Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.
Câu 8. Có mấy loại chùm sáng thường gặp. Đó là các chùm sáng nào?
A. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng giao nhau.
B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
C. Có 2 loại chùm sáng: chùm sáng song song và chùm sáng phân kỳ.
D. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng giao nhau, chùm sáng phân kỳ.
Đáp án đúng là: B
Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
Câu 9. Người ta quy ước vẽ chùm sáng như thế nào?
A. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng.
B. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
D. Quy ước vẽ chùm sáng bằng các đoạn thẳng có sự giới hạn.
Đáp án đúng là: C
Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
Câu 10. Chọn đáp án sai.
A. Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng gọi là tia sáng.
B. Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ.
C. Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
D. Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng.
Đáp án đúng là: A
Quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đoạn thẳng có mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng gọi là tia sáng.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
I. Ánh sáng là một dạng của năng lượng
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng. Năng lượng của ánh sáng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác nhau như:
+ Chuyển hóa thành năng lượng nhiệt làm khô các vật.
+ Chuyển hóa thành năng lượng điện qua tấm pin mặt trời để sử dụng các thiết bị điện
+ Chuyển hóa thành năng lượng hóa học giúp cây phát triển, trẻ em chống còi xương,…
II. Chùm sáng và tia sáng
1. Chùm sáng
- Ánh sáng phát ra từ nguồn sáng và truyền trong không gian thành những chùm sáng. Chùm sáng bao gồm nhiều tia sáng gộp thành.
- Quy ước vẽ chùm sáng bằng hai đoạn thẳng giới hạn chùm sáng, có mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
- Có 3 loại chùm sáng thường gặp:
2. Tia sáng
Ánh sáng truyền theo đường thẳng. Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ chiều truyền của ánh sáng, gọi là tia sáng.
3. Thí nghiệm tạo tia sáng bằng chùm sáng hẹp song song
Dùng miếng bìa có khoét một lỗ nhỏ để che tấm kính của đèn pin. Bật đèn pin, điều chỉnh miếng bìa sao cho vệt sáng từ lỗ nhỏ đi là là trên mặt màn hứng. Vệt sáng này hẹp, thẳng trên màn hứng được coi là tia sáng.
III. Vùng tối
1. Vùng tối do nguồn sáng hẹp
Vùng tối do nguồn sáng hẹp tạo ra phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
2. Vùng tối do nguồn sáng rộng
Phía sau vật cản ánh sáng từ nguồn sáng rộng chiếu tới có 2 vùng:
+ Một vùng hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng gọi là vùng tối.
+ Một vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là vùng tối không hoàn toàn.
Sơ đồ tư duy bài học
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm