20 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Nam châm

3.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 18: Nam châm. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Câu 1. Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

A. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

B. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.

C. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.

D. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Đáp án đúng là: D

Để phân biệt 2 cực của nam châm người ta sơn 2 màu khác nhau, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N (North), màu xanh là cực Nam ghi chữ S (South).

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Nam châm (ảnh 3)

Câu 2. Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

A. Hai từ cực khác tên thì hút nhau.

B. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Đáp án đúng là: C

Tương tác giữa hai nam châm: Hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

Câu 3. Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Dùng kéo.

B. Dùng nam châm.

C. Dùng kìm.

D. Dùng panh.

Đáp án đúng là: B

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng nam châm vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

Câu 4. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.

B. Khi để hai cực cùng tên gần nhau.

C. Khi hai cực Nam để gần nhau.

D. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Đáp án đúng là: D

Tương tác giữa hai nam châm: Hai từ cực khác tên hút nhau, hai từ cực cùng tên đẩy nhau.

Câu 5. Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

A. Vật liệu bị hút.

B. Vật liệu có từ tính.

C. Vật liệu có điện tính.

D. Vật liệu bằng kim loại.

Đáp án đúng là: B

Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu có từ tính.

Câu 6. Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

A. La bàn.

B. Nam châm.

C. Kim chỉ nam.

D. Vật liệu từ.

Đáp án đúng là: B

Các vật có khả năng tự định hướng Bắc – Nam gọi là nam châm.

Câu 7. Nam châm hút mạnh nhất ở vị trí nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Nam châm (ảnh 1)

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. Cả B và C đều đúng.

Đáp án đúng là: A

Nam châm hút mạnh nhất ở hai đầu cực (1).

Câu 8. Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Nam châm (ảnh 2)

A. Đông - Tây.

B. Tây - Bắc.

C. Đông - Nam.

D. Bắc - Nam.

Đáp án đúng là: D

Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam.

Câu 9. Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

A. Nhôm.

B. Đồng.

C. Gỗ.

D. Thép.

Đáp án đúng là: D

Nam châm có thể hút các vật có từ tính như sắt, thép, niken, coban, …

Nhôm, đồng, gỗ là các vật liệu không có từ tính.

Câu 10. Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

A. 2 cực.

B. 3 cực.

C. 4 cực.

D. 1 cực.

Đáp án đúng là: A

Nam châm vĩnh cửu có hai cực là cực Bắc và cực Nam.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 18: Nam châm

I. Nam châm là gì?

- Nam châm là các vật có khả năng hút các vật bằng sắt và một số vật liệu khác có từ tính. Khi cân bằng nam châm luôn chỉ một hướng xác định, một đầu chỉ hướng Bắc, đầu còn lại chỉ hướng Nam. Các thủy thủ thường dùng nam châm để định hướng trên biển.

- Khi khoa học công nghệ phát triển, con người đã nghiên cứu bản chất của nam châm và tạo ra nam châm có kích thước và hình dạng khác nhau: nam châm thẳng, nam châm hình chữ U, nam châm viên, …

II. Tính chất từ của nam châm

- Nam châm có thể hút các vật bằng sắt và một số hợp kim của sắt. Nam châm không hút đồng, thép, nhôm, gỗ, …

- Ở hai đầu cực của nam châm có lực hút mạnh nhất.

III. Tương tác giữa hai nam châm

- Nam châm nào cũng có hai từ cực: cực Bắc (N) và cực Nam (S).

- Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau: các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

IV. Định hướng của một kim nam châm tự do

- Khi để tự do, nam châm luôn chỉ hướng Bắc – Nam: cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.

- Kim nam châm (nam châm thử) đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nằm theo một hướng xác định.

Sơ đồ tư duy bài học

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 18: Nam châm

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Từ trường

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Đánh giá

0

0 đánh giá