Hãy phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại

38.8 K

Với giải Câu hỏi 2 trang 13 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Hãy phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại

Phương pháp giải:

B1: Quan sát sơ đồ trong sgk trang 12, 

B2: Phân tích vai trò dựa trên các yếu tố sau: Chính trị, xã hội, văn hóa. Từ khóa: phá vỡ, kinh tế hàng hóa, phong kiến tập quyền.

 (ảnh 1)

B3: Giải thích cụ thể trong bài.

Trả lời:

Vai trò của thành thị trung đại:

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

Lý thuyết Sự xuất hiện và vai trò của các thành thị trung đại

* Sự hình thành

- Từ cuối thế kỉ XI, thủ công nghiệp phát triển, hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi.

- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa và đến những nơi có đông người qua lại để lập các xưởng sản xuất và bán hàng hoá => từ đó, các thị trấn xuất hiện, sau trở thành thành phố, gọi là thành thị trung đại.

- Ngoài ra còn có những thành thị do các lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

Vai trò của thành thị trung đại:

- Về kinh tế:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.

+ Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá.

- Về chính trị: góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tâp quyền.

- Về xã hội: đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.

- Về văn hóa:

+ Tạo cơ sở để xây dựng nền văn hoá mới, nhiều trường đại học được thành lập.

+ Mang lại không khí tự do, cởi mở.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)Một góc Trường Đại học Bô-lô-na (l-ta-li-a) - một

trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?...

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch sử lớp 7: Những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu...

Câu hỏi 1 trang 11 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu...

Câu hỏi 2 trang 11 Lịch sử lớp 7: Khai thác sơ đồ hình 2 và đọc thông tin trong mục, hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến...

Câu hỏi trang 12 Lịch sử lớp 7: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo...

Câu hỏi 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị trung đại ra đời thế nào?...

Luyện tập 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyện tập 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên...

Vận dụng 3 trang 13 Lịch sử lớp 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,…) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá