Vở thực hành Lịch sử 7 Bài 1 (Kết nối tri thức): Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

3.7 K

Với giải Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Giải VTH Lịch sử 7 trang 5

Câu 1 trang 5 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

1. Đến cuối thế kỉ V, đế quốc La Mã bị diệt vong trước sự xâm chiếm của các bộ tộc

A. Giéc-man.

B. Ăng-glô Xắc-xông.

C. Hy Lạp.

D. Vi-king.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

2. Vương quốc nào không được thành lập trên lãnh thổ của đế quốc La Mã?

A. Đông Gốt.

B. Tây Gốt.

C. Phơ-răng.

D. Ba Tư.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

3. Quá trình xác lập quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ nhất ở vương quốc nào?

A. Vương quốc Tây Gốt.

B. Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.

C. Vương quốc Đông Gốt.

D. Vương quốc Phơ-răng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

4. Cho đến thế kỉ IX, đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến ở Tây Âu là

A. lãnh địa.

B. công xã nông thôn.

C. cảng thị.

D. thành thị.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

5. Cư dân sống trong các thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu là:

A thợ thủ công, thương nhân.

B. lãnh chúa, nông nô.

C. thợ thủ công, nông dân.

D. lãnh chúa, nông nô, thợ thủ công.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

6. Ý nào không đúng về vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu?

A. Phục hưng các đô thị từ thời cổ đại.

B. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá.

C. Đưa đến sự ra đời của tầng lớp thị dân.

D. Mang lại không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 5 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) về nội dung lịch sử vào ô  trước các câu dưới đây.

 Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là chủ nô và nông nô.

 Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

 Các lãnh chúa ở Tây Âu sống dựa vào việc bóc lột sức lao động của nông nô.

 Các thành thị trung đại chủ yếu do các lãnh chúa lập ra.

 Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là buôn bán.

 Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công.

 Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.

 Rất nhiều trường đại học, ngân hàng nổi tiếng ở châu Âu ngày nay được thành lập gắn liền với thành thị trung đại.

Lời giải:

[ S ] Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là chủ nô và nông nô.

[ Đ ] Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế khép kín, tự cung tự cấp.

[ Đ ] Các lãnh chúa ở Tây Âu sống dựa vào việc bóc lột sức lao động của nông nô.

[ S ] Các thành thị trung đại chủ yếu do các lãnh chúa lập ra.

[ S ]  Hoạt động kinh tế chủ đạo trong các thành thị trung đại là buôn bán.

[ S ] Cư dân sống trong các thành thị chủ yếu là thợ thủ công.

[ Đ ]  Thành thị ra đời góp phần xây dựng nền văn hoá mới của tầng lớp thị dân.

[ Đ ]  Rất nhiều trường đại học, ngân hàng nổi tiếng ở châu Âu ngày nay được thành lập gắn liền với thành thị trung đại.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 6

Câu 3 trang 6 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy nối ô chữ ở ở cột bên trái với ô chữ ở cột bên phải sao cho phù hợp về nội lịch sử.

Lời giải:

Câu 4 trang 6 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy lựa chọn từ/cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện các câu dưới đây.

Có quyền lực

Lãnh chúa

Khu đất rộng lớn

Đất khẩu phần

Nông nô

Nông nghiệp

Các lãnh chúa

 

 

1. Lãnh địa là một………….. gồm đất của lãnh chúa và ................

2. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong lãnh địa là .............

3. Nông nô canh tác trên đất đai của ………….... và nộp tô, thuế.

4. Lãnh chúa………..... to lớn trong các lãnh địa của mình.

5. …………sản xuất ra lương thực, thực phẩm và đồ dùng để phục vụ nhu lãnh địa.

6……………….không phải lao động sản xuất, hằng ngày chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắn và tham dự các buổi yến tiệc.

Lời giải:

1. Lãnh địa là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

2. Ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong lãnh địa là nông nghiệp.

3. Nông nô canh tác trên đất đai của các lãnh chúa và nộp tô, thuế.

4. Lãnh chúa có quyền lực to lớn trong các lãnh địa của mình.

5. Nông nô sản xuất ra lương thực, thực phẩm và đồ dùng để phục vụ nhu lãnh địa.

6. Lãnh chúa không phải lao động sản xuất, hằng ngày chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắn và tham dự các buổi yến tiệc.

Giải VTH Lịch sử 7 trang 7

Câu 5 trang 7 vở thực hành Lịch sử 7: a) Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở Tây Âu

b) Từ kết quả trên, hãy cho biết nguồn gốc của các giai cấp chính trong xã hội phong kiến Tây Âu và mối quan hệ giữa các giai cấp đó.

Lời giải:

Yêu cầu a) Hoàn thiện sơ đồ:

Yêu cầu b)

Nguồn gốc của các giai cấp chính trong xã hội phong kiến Tây Âu

+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ hai bộ phận là: quý tộc thị tộc người Giéc-man và quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới.

+ Nông nô được hình thành từ: những người nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị mất ruộng đất.

- Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là quan hệ bóc lột thông qua tô thuế.

Câu 6 trang 7 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy hoàn thiện bảng dưới đây để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

 

 

Hoạt động kinh tế chủ yếu

 

 

Thành phần cư dân chủ yếu

 

 

Lời giải:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Thời gian xuất hiện

Thế kỉ IX

Cuối thế kỉ XIX

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp,

Thương nghiệp

Thành phần cư dân chủ yếu

Lãnh chúa,

Nông nô

Thương nhân,

Thợ thủ công

Câu 7 trang 7 vở thực hành Lịch sử 7: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau và để làm sáng tỏ vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại.

Lời giải:

(*) Hoàn thiện sơ đồ:

Giải VTH Lịch sử 7 trang 8

Câu 8 trang 8 vở thực hành Lịch sử 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,...) còn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay.

Lời giải:

- Một số dấu ấn của thành thị trung đại còn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay:

+ Thành phố Phi-ren-xê (I-ta-li-a)

+ Trường đại học Bô-lô-na (I-ta-li-a)

+ Trường đại học Oxford (Anh)

+ Trường đại học Cambridge (Anh)

Xem thêm các bài giải VTH Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hoá phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá