Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào

4.2 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Câu hỏi 1 trang 10 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 2, em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Bước 1: Quan sát hình 2, từ hướng mũi tên thấy được tầng lớp hình thành nên lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Bước 2: Những từ khóa quan trọng: Quý tộc Giéc man, Quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới, nô lệ, nông nô

Bước 3: Giải thích cụ thể trong bài giải.

Trả lời:

Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ 2 tầng lớp chính:

+ Những quý tộc La Mã cũ đã quy thuận chính quyền mới của người Giéc-man và được phép giữ lại ruộng đất => giàu có

+ Những quý tộc người Giéc-man sau quá trình chinh phạt đế quốc La Mã đã chiếm đoạt ruộng đất của các chủ nô La Mã sau đó được phong tước vị và trở thành lãnh chúa phong kiến

Nông nô được hình thành từ 2 tầng lớp:

+ Những nông dân tự do bị chiếm đoạt ruộng đất và phải làm thuê cho lãnh chúa.

+ Nô lệ trong xã hội La Mã cũ được giải phóng sau khi đế quốc La Mã bị sụp đổ, họ không có ruộng đất và phải làm thuê, nộp tô, thuế cho lãnh chúa.

Lý thuyết Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng, bị chia thành Đông La Mã và Tây La Mã

- Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476).

- Các chính sách của người Giéc-man:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước của La Mã; thành lập nhiều vương quốc mới, như: Đông Gốt, Tây Gốt, Ăng-lô-xắc-xông, Phơ-răng…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Cướp đoạt ruộng đất của người Rô-ma để phân phong cho các: tướng lĩnh quân sự, tăng lữ…

- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc nhất ở Vương quốc Phơ-răng, với sự hình thành của các giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ bộ phận thủ lĩnh quân sự, tăng lữ giáo hội được nhà vua ban cấp ruộng đất. Lãnh chúa sống giàu có và nhiều quyền lực; sống sa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.

+ Nông nô: được hình thành từ bộ phận nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất. Nông nô sống lệ thuộc vào lánh chúa.

=> Đến thế kỉ IX, về cơ bản, xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi 2 trang 10 Lịch sử lớp 7: Những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu...

Câu hỏi 1 trang 11 Lịch sử lớp 7: Quan sát hình 3 và đọc thông tin trong mục, em hãy trình bày đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu...

Câu hỏi 2 trang 11 Lịch sử lớp 7: Khai thác sơ đồ hình 2 và đọc thông tin trong mục, hãy trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến...

Câu hỏi trang 12 Lịch sử lớp 7: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo...

Câu hỏi 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị trung đại ra đời thế nào?...

Câu hỏi 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Hãy phân tích vai trò của thành thị đối với châu Âu thời trung đại...

Luyện tập 1 trang 13 Lịch sử lớp 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:...

Luyện tập 2 trang 13 Lịch sử lớp 7: Thành thị giống như những bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu thời trung đại. Em hãy tìm những dẫn chứng trong bài học để chứng minh cho ý kiến trên...

Vận dụng 3 trang 13 Lịch sử lớp 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,…) còn được bảo tồn, giữ gìn và phát triển đến ngày nay....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo

Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ 7 đến giữa thế kỉ 19

Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá