Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Ba(OH)2 + CO2 → H2O + BaCO3 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Bari. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Ba(OH)2 + CO2 → H2O + BaCO3↓
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Ba(OH)2 + CO2 → H2O + BaCO3
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 trong dung dịch
3. Điều kiện phản ứng
Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.
4. Cách tiến hành phản ứng cho CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Sục khí CO2 qua ống nghiệm hoặc bình chứa dung dịch Ba(OH)2.
5. Hiện tượng hóa học CO2 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Xuất hiện kết tủa trắng bari cacbonat (BaCO3). Tuy nhiên nếu sục đến dư CO2 thì kết tủa này sẽ tan dần theo phản ứng:
BaCO3↓ + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
6. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
a. Bản chất của CO2 (Cacbon dioxit)
CO2 là oxit axit tác dụng được với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
b. Bản chất của Ba(OH)2 (Bari hidroxit)
Ba(OH)2 là một bazo mạnh mang đầy đủ tính chất hoá học của một bazo nên phản ứng được với các oxit axit.
7. Mở rộng bài toán CO2 tác dụng với kiềm
Xét bài toán sục CO2 sục vào dung dịch kiềm.
- Phương trình hóa học:
CO2 + 2OH- → + H2O (1)
CO2 + OH- → (2)
- Xét tỉ lệ:
+ Nếu T ≥ 2 : chỉ tạo muối
Bảo toàn nguyên tố C →
+ Nếu T ≤ 1 : chỉ tạo muối
Bảo toàn nguyên tố H →
+ Nếu 1 < T < 2 : tạo cả muối và
Bảo toàn nguyên tố →
- Để giải tốt bài toán này cần phối hợp thuần thục bảo toàn nguyên tố và bảo toàn khối lượng:
+ mmuối = = m muối cacbonat + m muối hidrocacbonat (muối nào không có thì cho bằng 0).
- Nếu cation của dung dịch kiềm là thì so sánh với số mol với số mol cation để suy ra số mol kết tủa.
+ Trường hợp:
+ Trường hợp:
- Nếu sau phản ứng, tiến hành cô cạn dung dịch thu được kết tủa thì dung dịch chứa hỗn hợp muối và .
Ví dụ:
8. Tính chất hóa học
8.1. Tính chất hóa học của Ba(OH)2 (Bari hidroxit)
– Mang đầy đủ tính chất hóa học của một bazơ mạnh.
Phản ứng với các axit:
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ 2H2O
Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2…
Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 + H2O
Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2
Phản ứng với các axit hữu cơ tạo thành muối
2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2H2O
Phản ứng thủy phân este
2CH3COOC2H5 + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + 2 C2H5OH
Phản ứng với muối:
Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)2↓
Tác dụng một số kim loại mà oxit, hidroxit của chúng có tính lưỡng tính (Al, Zn…):
Ba(OH)2 + 2Al + 2H2O → Ba(AlO2)2 + 3H2↑
Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:
Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O
Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2
8.2. Tính chất hóa học của CO2 (Cacbon dioxit)
Cacbon dioxit (CO2) mang tính chất hóa học tiêu biểu của một oxit axit.
- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu)
- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối.
- CO2 tác dụng với dung dịch bazơ → muối + H2O
CO2 bền, ở nhiệt độ cao thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất khử mạnh
Lưu ý: Được dùng để giải thích CO2 không dùng để dập tắt các đám cháy kim loại.
9. Cách thực hiện phản ứng
- Sục khí CO2 qua dung dịch Ba(OH)2
10. Bạn có biết
- Tương tự như Ba(OH)2, NaOH, KOH, Ca(OH)2 cũng có khả năng phản ứng với CO2.
- Do ta không biết sản phẩm thu được là muối nào nên phải tính tỉ lệ T:
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O (1)
Ba(OH)2 + 2CO2 → Ba(HCO3)2 (2)
Đặt T = nCO2 : nBa(OH)2
Nếu T ≤ 1: chỉ tạo muối BaCO3
Nếu T = 2: chỉ tạo muối Ba(HCO3)2
Nếu 1 < T < 2: tạo cả muối BaCO3 và Ba(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, thêm Ba(OH)2 dư vào thấy có kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3 và Ba(HCO3)2
Hấp thụ CO2 vào nước vôi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng nước lọc lại thấy kết tủa nữa suy ra có sự tạo cả BaCO3và Ba(HCO3)2.
Nếu không có các dữ kiện trên ta phải chia trường hợp để giải.
* Khi những bài toán không thể tính T ta dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.
Hấp thụ CO2 vào nước vôi dư thì chỉ tạo muối BaCO3.
* Sự tăng giảm khối lượng dung dịch : Khi cho sản phẩm cháy vào bình Ca(OH)2 hay Ba(OH)2.
mbình tăng = mhấp thụ
mdd tăng = mhấp thụ - mkết tủa
mdd giảm = mkết tủa – mhấp thụ
11. Bài tập liên quan
Ví dụ 1: Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.
C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.
D. Không xuất hiện kết tủa.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (Lúc đầu OH- rất dư so với CO2)
BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2
Ví dụ 2: Cho V lít khí CO2 tác dụng với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được 31,52 gam kết tủa và dung dịch X. Đun sôi dung dịch X lại thấy có thêm kết tủa xuất hiện. Giá trị của V là
A. 4,928 lít.
B. 9,856 lít.
C. 1,792 lít hoặc 9,856 lít.
D. 1,792 lít hoặc 4,928 lít.
Đáp án B
Hướng dẫn giải
nBaCO3 = 31,52/197 = 0,16 mol.
nBa(OH)2 = 0,3 mol.
Đun nóng dung dịch X xuất hiện kết tủa
⟹ Dung dịch X có chứa Ba(HCO3)2.
⟹ Phản ứng tạo ra 2 muối BaCO3 và Ba(HCO3)2.
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
Ba(OH)2 + CO2 → Ba(HCO3)2
Ba(OH)2+ CO2 → BaCO3 + H2O
Bảo toàn nguyên tố Ba:
nBa(HCO3)2 = nBa(OH)2 − nBaCO3 = 0,3 – 0,16 = 0,14 mol.
Bảo toàn nguyên tố C:
nCO2 = nBaCO3+ 2nBa(HCO3)2 = 0,16 + 0,14.2 = 0,44 mol.
⟹ V = 0,44.22,4 = 9,856 lít.
Ví dụ 3: V lít khí CO2 (đktc) vào 3 lít Ba(OH)2 0,1M được 39,4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 8,96
B. 2,24
C. 4,48
D. 6,72
Đáp án A
Hướng dẫn giải
Khi sục CO2 vào 0,3 mol Ba(OH)2 thu được 0,2 mol kết tủa BaCO3
Thì có thể xảy ra 2 trường hợp có kết tủa.
Trường hợp 1:
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.
→ n(CO2) = n(BaCO3) = 0,2. → V = 4,48 lít.
Trường hợp 2:
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,2
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2.
0,2 0,1
→ n(CO2) = 0,2 + 0,2 = 0,4. → V = 8,96 lít
Nên V max = 4,48 lít.
Ví dụ 4: Dãy các chất đều phản ứng được với dung dịch Ba(OH)2 là:
Al, SO2, H2SO4 , CuCl2
Đáp án A
Hướng dẫn giải
A đúng
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
2 Al + Ba(OH)2 + 2 H2O → Ba(AlO2)2 + 3 H2
Ba(OH)2 + SO2 → H2O + BaSO3↓
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4+ 2H2O
CuCl2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaCl2
B sai vì KCl không phản ứng
C sai vì MgO không phản ứng
D sai vì MgO không phản ứng
Ví dụ 5: Sục 2,24 lít CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,06M, NaOH 0,03M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa . Gía trị của a là
A. 19,7
B. 9,85
C. 7,88
D. 13,79
Đáp án B
Hướng dẫn giải
Ta có :
nCO2 = 0,1 mol ;
nOH- = 1.0,06.2 + 1.0,03.1 = 0,15 mol
nBa2+ = 0,06.1 = 0,06 mol
Mà 1 < nOH- / nCO2 = 0,3/0,2 = 1,5 < 2
=> Phản ứng tạo 2 muối
=> nCO32- = nOH- - nCO2 = 0,15 mol < 0,06 mol
=> nBaCO3 = 0,05 mol
=> m = 197.0,05 = 9,85 gam
Ví dụ 6: Cho các dung dịch sau: Ba(OH)2, NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2. Đổ lần lượt các dung dịch vào nhau. Số phản ứng xảy ra là
A. 8
B. 6
C. 4
D. 5
Đáp án B
Hướng dẫn giải
+) Ba(OH)2 phản ứng với NaHSO4, K2CO3, Ba(HCO3)2
2NaHSO4 + Ba(OH)2→ BaSO4+ Na2SO4 + 2H2O
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → 2BaCO3 + 2H2O
+) NaHSO4 phản ứng với K2CO3, Ba(HCO3)2
2NaHSO4 + K2CO3 → K2SO4 + Na2SO4 + H2O + CO2
Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4→ Na2SO4 + BaSO4 + 2CO2 + 2H2O
+) K2CO3 phản ứng với Ba(HCO3)2
Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KHCO3
=> có tất cả 6 phản ứng
Ví dụ 7: Hoà tan 2,8 gam CaO vào nước ta được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 1 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 đã tham gia phản ứng. Các thể tích khí đo ở đktc.
A. 0,224 lít.
B. 3,360 lít.
C. 2,016 lít hoặc 0,224 lít.
D. 2,24 lít hoặc 3,36 lít.
Đáp án C
Hướng dẫn giải
nCaO = 0,05 mol
1 gam kết tủa thu được là CaCO3 : 0,01 mol
CaO + H2O → Ca(OH)2
0,05 → 0,05 mol
TH1: CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 dư => phản ứng chỉ tạo muối CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,01 ← 0,01
=> nCO2 = 0,01 mol => V = 0,224 lít
TH2: cả CO2 và Ca(OH)2 phản ứng hết tạo 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
0,01 ← 0,01 ← 0,01
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
0,08 ← 0,04
=> nCO2 = 0,01 + 0,08 = 0,09 mol => VCO2 = 2,016 lít
Ví dụ 8: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng?
A. Tất cả các muối cacbonat đều tan trong nước.
B. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit.
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
D. Tất cả các muối cacbonat đều không tan trong nước.\
Đáp án C
C. Tất cả các muối cacbonat đều bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm.
Ví dụ 9: Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là
A. 6.
B. 4.
C. 7.
D. 5.
Đáp án A: C thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa → H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3 , CO2
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
C + 2H2O → CO2+ 2H2
2CuO + C → 2Cu + CO2
C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O
C + 2H2SO4→ 2SO2 + CO2 + 2H2O
2KClO3+ 3C → 2KCl + 3CO2
C + CO2→ 2CO
Ví dụ 10: Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện
C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 xảy ra phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
CO2 + BaCO3 ↓ + H2O → Ba(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Ví dụ 11: Cho hỗn hợp gồm Na2O, BaO, MgO, Al2O3 vào một lượng nước dư, thu được
dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa là
A. MgO.
B. Mg(OH)2.
C. Al(OH)3.
D. BaCO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Phương trình phản ứng minh họa
Na2O + H2O → 2Na+ + 2OH–
BaO + H2O → Ba2+ + 2OH–
Al2O3 + 2OH– →2AlO2– + H2O
Vậy dung dịch X có chứa Na+, Ba2+, AlO2–, OH– (có thể dư)
Khi sục CO2 dư vào dd X:
CO2 + OH– → HCO3–
CO2 + AlO2– + H2O → Al(OH)3↓ + HCO3–
Vậy kết tủa thu được sau phản ứng là Al(OH)3
Ví dụ 12: Để nhận biết 2 dung dịch chứa: NaOH và Ba(OH)2 đựng trong 2 lọ mất nhãn, có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. Al2O3
B. BaCl2
C. HCl
D. CO2
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Dùng CO2 nhận biết NaOH và Ba(OH)2.
+ Xuất hiện kết tủa trắng: Ba(OH)2;
+ Không hiện tượng: NaOH.
Phương trình phản ứng xảy ra
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O
Ví dụ 13: Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?
A. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
B. Mg(HCO3)2→ MgCO3 + CO2 + H2O
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
D. CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2 + H2O
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Quá trình tạo thạch nhũ trong hang động là do: Ca(HCO3)2→ CaCO3 + CO2 + H2O.
Phản ứng nghịch: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 giải thích sự xâm thực của nước mưa.
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Ví dụ 14: Cho các khí: C4H6, CH4, CO2. Dùng hóa chất nào để nhận biết các khí trên?
A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch KMnO4.
B. Dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch Ba(OH)2 và quỳ tím ẩm.
D. Dung dịch Br2 và dung dịch Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Dẫn các khí trên qua dung dịch Br2 thấy hiện tượng:
Dung dịch brom nhạt màu dần tới mất màu là C4H6.
Phương trình hóa học:
C4H6 + 2Br2 → C4H6Br4.
Không thấy hiện tượng là CH4, CO2.
Dẫn khí CH4, CO2 qua dung dịch Ba(OH)2 thấy hiện tượng:
Xuất hiện kết tủa trắng là CO2.
Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O
Không có hiện tượng gì là CH4.
12. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Bari và hợp chất:
Ba(OH)2 + N2O5 → Ba(NO3)2 + H2O
2Ba(OH)2 + 4NO2 → Ba(NO3)2 + 2H2O + Ba(NO2)2
Ba(OH)2 + H2SO4 → 2H2O + BaSO4↓