Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói. Cho ví dụ bằng cách làm mẫu

1.2 K

Với giải Bài tập 1 trang 71 Chuyên đề Văn 10 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xuất dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Tổ chức xây dựng kịch bản và tập diễn xuất

Bài tập 1 (trang 71 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói. Cho ví dụ bằng cách làm mẫu (có phân biệt đọc diễn cảm và diễn xuất bằng giọng nói) một vài câu thoại trong kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt, hoặc trong màn kịch mà bạn tạo ra sau khi thực hiện bài tập thực hành viết số 2.

Trả lời:

- Đối với câu thoại thể hiện tâm trạng tức giận của nhân vật, HS điều chỉnh tông giọng, tốc độ nói nhanh, gấp gáp, dứt khoát, sử dụng cường độ, ngữ điệu để nhấn vào các từ ngữ quan trọng,…

- Đối với câu thoại thể hiện sự luyến tiếc của nhân vật, HS cần hạ tông giọng trầm, tốc độ nói chậm, kéo dài âm lượng, kết hợp với các điểm dừng trong câu thoại, kèm theo tiếng thở dài,…

- Chú ý đến độ tuổi, giới tính của nhân vật để có thể điều chỉnh giọng nói phù hợp, chẳng hạn, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là trẻ em, cần chỉnh tông giọng cao, trong trẻo,…; ngược lại, khi diễn xuất câu thoại của nhân vật là người lớn tuổi, cần chọn tông giọng trầm, khàn đục hơn,…

- HS dù thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật thuộc giới tính, độ tuổi nào, cũng cần thể hiện rõ ràng, rành mạch lời thoại, không làm méo tiếng hoặc nuốt chữ,…

- HS có thể tự thực hành thêm bằng cách thu âm và nghe lại, tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Đánh giá

0

0 đánh giá