Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chân trời sáng tạo

11.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học

I. Từ tác phẩm văn học đến kịch bản sân khấu

Tác phẩm văn học là côn trình nghệ thuật ngôn từ; kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân nhà văn học hoặc tập thể tác giả, nhằm thể hiện một bước tranh đời sống, gửi gắm một thông điệp. Tác phẩm văn học luôn thuộc về một loại, thể loại văn học nhất định (tự sự, trữ tình, kịch; truyện ngắn, tiểu thuyết, bi kịch, hài kịch,…); là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Kịch bản văn học cũng là một tác phẩm văn học với đầy đủ các đặc điểm và chức năng của một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh đó, kịch bản văn học “tuy cũng có cốt truyện và hệ thống nhân vật như tác phẩm tiểu thuyết, nhưng phải mang những đặc điểm khác, để có thể biểu diễn một cách liền mạch trên sân khấu phục vụ cùng lúc cho một tập thể công chúng”.

Kịch bản sân khấu và kịch bản văn học tuy rất gần gũi nhau, nhưng không hẳn là một. Để trở thành kịch bản sân khấu và sau đó thành vở diễn, kịch bản văn học cần trải qua một quá trình nỗ lực gia công sáng tạo của cá nhân hay tập thể (biên kịch, đạo diễn, diễn viên) – những người am hiểu sâu sắc cả hai lĩnh vực: văn học và nghệ thuật sân khấu.

Quá trình chuyển hóa từ tác phẩm văn học đến kịch bản sân khấu có thể hình dung qua mô hình sau:

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Nếu tác phẩm đã là một vở kịch (kịch bản văn học), nhà biên kịch, đạo diễn sẽ phải đọc, phân tích kịch bản, lên phương án chuyển ngôn ngữ “đọc” thành ngôn ngữ “trình siễn”, tức là chuyển kịch bản văn học thành kịch bản sân khấu. Nói cách khác kịch bản sân khấu chính là một phương án trình diễn cụ thể và thực tế dựa trên kịch bản văn học.

Nếu tác phẩm văn học là tác phẩm tự sự (một truyện kể, một tiểu thuyết, một truyện ngắn, chùm truyện ngắn,…) hay là tác phẩm trữ tình (có tiềm năng trở thành vở diễn sân khấu), trước hết, nhà biên kịch phải chuyển thể, cải biên tác phẩm tự sự ấy thành kịch bản văn học, rồi từ kịch bản văn học xây dựng thành kịch bản sân khấu.

Tùy vào từng trường hợp mà nhà biên kịch đầu tư mức độ, cách thức gia công khác nhau, nhằm mục đích truyền tải ý đồ nghệ thuật của mình.

Bạn cũng cần lưu ý, không phải bất cứ kịch bản văn học nào cũng có điều kiện được dàn dựng trên sân khấu. Một số kịch bản văn học chỉ có thể tiếp nhận qua phương thức đọc mà không có điều kiện trở thành kịch bản sân khấu để dàn dựng biểu diễn, tiếp nhận bằng phương thức nghe – nhìn.

Đọc tóm tắt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt và trích đoạn của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ:

1. Tóm tắt truyện dân gian Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

2. Kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích)

Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt được nhà viết kịch Lưu Quang Vũ viết năm 1981, lấy cảm hứng từ truyện dân gian cùng tên. Kịch bản gồm có 7 màn và phần kết. Phần văn bản dưới dây thuộc màn 7.

VII

Nhà Trương Ba

[…]

Hồn Trương Ba (ngồi ôm đầu hồi lâu rồi đứng vụt dậy): - Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! (nhìn chân tay, thân thể) Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!

(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng Trương Ba thật. Thân xác hàng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

Xác hàng thịt (bắt đầu): - Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là chân xác …

Hồn Trương Ba: - A, mày cũng biết nói kia à? Vô lí, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù…

Xác hàng thịt: - Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi đã có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: - Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: - Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: - Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: - Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… Đêm hôm đó, suýt nữa thì…

Hồn Trương Ba: - Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày…

Xác hàng thịt: - Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chỉnh thân thể mình nhỉ!

Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!... Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết cánh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chính đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời!

Hồn Trương Ba: - Ta… ta… đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: - Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: - Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Xác hàng thịt: - Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba (bịt tai lại)- Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt (lắc đầu)- Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng bé con ông tóe máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi… Ha ha!

Hồn Trương Ba: - Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: - Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục!

Đâu phải lỗi tại tôi… (buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thể nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… […]

Hồn Trương Ba: - Nhưng… nhưng…

Xác hàng thịt: - Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi, chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ. (thì thầm) Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn…

Hồn Trương Ba: - Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: - Chứ sao? Tôi thông cảm với những “trò chơi tâm hồn của ông”. Nghĩa là: Những lúc tôi một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng, ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh, vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều xấu gì ông cứ việc đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết: Cần phải để cho tính tự ái của ồn được ve vuốt. Tâm hông là thứ lắm sĩ diện! Hà hà, miễn là… ông vẫn làm đủ mọi việc để thỏa mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: - Lí lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: - Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và với người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!

Hồn Trương Ba (như tuyệt vọng)- Trời!

Xác hàng thịt (an ủi)- Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa! Chẳng còn cách nào khác đâu! Phải sống hòa thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi hãy về với tôi này!

(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến đi. Chỉ còn lại xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng… Vợ Trương Ba vào.)

[…]

Vợ Trương Ba (nghĩ ngợi): - Tôi nói thật đấy… ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ: Có lẽ tôi phải đi…

Hồn Trương Ba: - Đi đâu?

Vợ Trương Ba: - Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn ở đâu cũng được.. đi biệt… (rưng rưng). Để ông được thảnh thơi.. với cô vợ người hàng thịt… Còn hơn là thế này… (khóc)

Hồn Trương Ba: - Bà! (sau một hồi lâu) Sao lại đến nông nỗi này?

Vợ Trương Ba: - Tôi biết, ông vốn là người hết lòng thương yêu vợ con… Chỉ tại bây giờ…(khóc) Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông biết không: Thằng Cả đã quyết định dứt khoát sẽ bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt.

Hồn Trương Ba: - Thật sao? Không được!

Vợ Trương Ba: - Ông bảo không được nhưng tôi biết rồi sự thể sẽ cứ dẫn đến như vậy, ông sẽ đành ưng chịu như vậy… Thôi tùy ông, tôi chỉ muốn ông được thảnh thơi sung sướng… Tôi không còn giúp gì ông được, tốt nhất là… là… không có tôi nữa, cũng như không có khu vườn nữa? (bỏ ra)

Hồn Trương Ba: Bà! (ngồi xuống, tay ôm đầu)

(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói).

Hồn Trương Ba (như cầu cứu): - Gái, cháu…

Cái Gái (lùi lại): - Tôi không phải là cháu của ông!

Hồn Trương Ba (nhẫn nhục): - Gái, rồi lớn lên cháu sẽ hiểu… ông đúng là ông nội cháu…

Cái Gái: - Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi.

Hồn Trương Ba: - Dù sao… Cháu… Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao: Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế...

Cái Gái: - Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cả nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy!

Hồn Trương Ba: - Ông không dè… Đấy là… tại…

Cái Gái: - Còn cái diều của cu Tị nữa, chiều hôm kia nó mang diều sang đây chơi, ông cầm lấy đòi chữa cho nó, thế là ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý! Lúc nãy, trong cơn sốt mê man, cu Tị cứ khóc bắt đền cái diều, nó tiếc…

Hồn Trương Ba: - Thế ư? Khổ quá…

Cái Gái: - Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị thêm khổ thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi! (vừa khóc vừa chạy vụt đi)

(Chị con dâu Trương Ba ở trong nhà ra, nghe thấy những lời cuối cùng của cái Gái.)

Chị con dâu (gọi theo con): - Gái, quay lại đây, Gái! (nhìn thấy Hồn Trương Ba đang run rẩy, liền đi tới bên cạnh) Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Nó rất yêu thương ông nội. Đêm nào nó cũng khóc thương ông… Nó cất giữ, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông: đôi guốc gỗ, bó đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn… Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội của nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe… (rưng rưng) Khổ thân thầy…

Hồn Trương Ba: - Đến lúc này, cả nhà chỉ còn mình con vẫn thương thầy như xưa.

Chị con dâu: - Hơn xưa nữa, thưa thầy. Hơn cả hôm thầy mới từ nhà hàng thịt trở về. Bởi con biết giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm… (khẽ) Mà u con cũng khổ hơn nhiều lắm. U đã định bỏ đi đâu thật xa, cho thầy được thảnh thơi. Nhà ta như sắp tan hoang ra cả…

Hồn Trương Ba: - Thầy đã làm u khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy xuống đất, tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ bằng bây giờ.

Chị con dâu: - Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào thầy ơi?

Hồn Trương Ba (mặt lặng ngắt như tảng đá): - Giờ thì cả con cũng…

Chị con dâu: - Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải.

Hồn Trương Ba: - Không, ta không giận. Cám ơn con đã nói thật. Bây giờ thì… đi đi, cho ta được ngồi yên một lát. Đi đi!

(Chị con dâu từ từ lui ra.)

Hồn Trương Ba (một mình)- Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta… (sau một lát) Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!

(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa, thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)

[Lược một đoạn: Hồn Trương Ba muốn trả thân xác lại cho anh hàng thịt. Đúng lúc ấy cu Tị, bạn thân của cái Gái, vừa mất. Đế Thích nảy ra ý định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng hồn Trương Ba từ chối…]

Hồn Trương Ba: - Ông hãy đưa hồn cu Tị về nhập lại vào xác nó, cho nó sống lại!

Đế Thích: - Không được! Việc cu Tị… chắc chắn đã có lệnh của bà Tây Vương Mẫu.

Hồn Trương Ba: - Ông hãy cứu nó! Ông phải cứu nó! Ông có biết đứa con đối với người mẹ là thế nào không? Còn to lớn hơn cả ý muốn của bà Tây Vương Mẫu nhà ông. Ông Đế Thích, vì con trẻ ông ạ, vì con trẻ! Ông hãy giúp tôi một lần cuối cùng. Tôi sẽ không bao giờ làm phiền ông nữa, không đòi ông điều gì nữa! (lấy bó hương ra) Đây! (bẻ gãy cả bó)

Đế Thích: - Ông Trương Ba… (đắm đo rất lâu rồi quyết định) Vì lòng quý mến ông tôi sẽ làm cu Tị sống lại, dù có bị phạt nặng… Nhưng còn ông rốt cuộc ông muốn nhập vào thân thể ai?

Hồn Trương Ba (sau một hồi lâu): - Tôi đã nghĩ kĩ… (nói chậm và khẽ) Tôi không nhập vào hình thù ai nữa! Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!

Đế Thích: - Không thể được! Việc ông phải chết chỉ là một lầm lẫn của quan thiên đình. Cái sai ấy đã được sửa bằng cách làm cho hồn ông được sống.

Hồn Trương Ba: - Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ càng làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng một việc đúng khác. Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cho cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn…

Đế Thích: - Không! Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào…

Hồn Trương Ba: - Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ! Có những cái giá đắt quá, không thể trả được… Lạ thật, từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình lại là Trương Ba thật, tâm hồn tôi lại thanh thản, trong sáng như xưa…

* Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 50 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Các câu được in nghiêng dưới đây là lời của ai dành cho ai? Chúng có vai trò, tác dụng thế nào trong văn bản kịch? Dựa vào vai trò, chức năng cùng vị trí xuất hiện của chúng, có thể phân loại chỉ dẫn sân khấu như thế nào?

(Tới đây, bắt đầu lớp kịch “Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác”. Trên sân khấu, hồn Trương Ba tách ra khỏi xác anh hàng thịt và hiện lờ mờ trong dáng Trương Ba thật. Thân xác hàng thịt vẫn ngồi nguyên trên chõng và lúc này chỉ còn là thân xác.)

(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào Xác hàng thịt. Trên sân khấu, nhân vật Trương Ba biến mất. Chỉ còn lại Xác hàng thịt mang hồn Trương Ba ngồi lặng lẽ bên chõng… Vợ Trương Ba vào.)

(Chị con dâu từ từ lui ra.)

(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói.)

(Đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lấy một nén hương châm lửa thắp lên. Đế Thích xuất hiện.)

Trả lời

+ Đây là những chỉ dẫn sân khấu (bao gồm các gợi ý về hành động, trạng thái cảm xúc, sự xuất hiện, biến mất,... của các nhân vật, cách bài trí sân khấu).

+ HS nhận biết được những lời chỉ dẫn sân khấu trong kịch bản có vai trò hướng dẫn, định hướng diễn xuất cho diễn viên trong các phân đoạn cụ thể. HS phân loại được các loại chỉ dẫn sân khấu (chỉ dẫn diễn xuất, chỉ dẫn bố trí sân khấu,...).

Câu hỏi 2 (trang 50 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Dựa vào mẫu bảng dưới đây, liệt kê ít nhất 5 lời thoại và chỉ dẫn sân khấu tương ứng; nêu dấu hiệu nhận biết về chính tả và tác dụng của các chỉ dẫn ấy (làm vào vở):

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

- Lời thoại có kèm chỉ dẫn sân khấu trong kịch bản:

+ (ngồi ôm đầu một hồi lâu, rồi đứng vụt dậy): - Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…

+ (Bịt tai lại): – Tao không muốn nghe mày nữa!

+ (nghĩ ngợi):- Tôi nói thật đấy… ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ: Có lẽ tôi phải đi…

+ Bà! (sau một hồi lâu) Sao lại đến nông nỗi này?

+ (lùi lại): - Tôi không phải cháu của ông!

- Dấu hiệu nhận biết: lời chỉ dẫn được đặt trong ngoặc đơn, in nghiêng

- Tác dụng giúp phân biệt được lời thoại nhân vật và chỉ dẫn sân khấu hướng dẫn diễn xuất là thông qua tâm trạng, hành động của nhân vật.

Câu hỏi 3 (trang 51 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Nêu một số ví dụ về đối thoại và độc thoại của nhân vật Hồn Trương Ba được sử dụng trong kịch bản. Dựa vào đâu để bạn nhận biết đó là đối thoại hay độc thoại?

Trả lời:

+ Độc thoại là giao tiếp một chiều, lời thoại của nhân vật, chỉ tập trung vào cá nhân đang nói, không có sự luân phiên lời thoại với nhân vật khác. Nói cách khác, độc thoại là lời của nhân vật đang nói với chính mình, nói cho mình nghe. Mục đích chính của một cuộc độc thoại là bày tỏ những suy nghĩ, tư tưởng, cảm xúc, xung đột đang diễn ra trong nội tâm của nhân vật. Hình thức độc thoại trong lịch làm cho đời sống nội tâm của nhân vật được bộc lộ và cũng vì thể hình tượng nhân vật có sức lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người xem.

Ví dụ:

Hồn Trường Ba: (ngồi ôm đầu một hồi lâu, rồi đứng vụt dậy): - Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi…

+ Đối thoại là giao tiếp hai chiều, đề cập đến một cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều nhân vật, có sự luân phiên lời thoại giữa các nhân vật. Cuộc đối thoại sẽ tạo ra những xung đột trong cốt truyện và góp phần phát triển cốt truyện, phát triển tình cảm kịch.

Ví dụ:

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc.

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Câu hỏi 4 (trang 51 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Dựa vào tóm tắt truyện, trích đoạn kịch và những hiểu biết của bạn về tác phẩm, hãy chỉ ra những sự kiện, nhân vật mà tác giả Lưu Quang Vũ đã lược bớt hoặc thêm vào trong vở kịch của mình. Sự thay đổi đó giúp bạn hiểu thêm điều gì về công việc của người chuyển thể văn bản truyện thành kịch bản?

Trả lời:

- Những nhân vật mới, sự kiện mới được tác giả Lưu Quang Vũ sáng tạo thêm trong vở kịch của mình

+ Nhân vật:

Nam Tào, Bắc Đẩu, con trai Trương Ba, con dâu Truong Ba, cái Gái, cu Tị, TrưởngHoạt, Lí trưởng.

+ Sự kiện: những phiền phức của hổn Trương Ba khi sống trong thân xác của xác hàng thịt, như: hồn Truong Ba bị nhiễm những thói hư tật xấu, bị sách nhiễu, bị người thân xa lánh,..

- Công việc chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu: chuyển thể tác phẩm văn học không nhất thiết phải trung thành hoàn toàn với hệ thống nhân vật, sự việc trong truyện, người chuyển thể có thể cải biên tuỳ theo dụng ý của mình thêm bột nhân vật, sự kiện,... nhằm làm nổi bật thông điệp mà mình muốn gửi gắm.

Câu hỏi 5 (trang 51 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Xung đột và cách giải quyết xung đột trong màn VII, kịch bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt có khác gì xung đột và cách giải quyết xung đột trong phần cuối truyện dân gian? Cách tạo ra những khác biệt như thế có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề, thông điệp của vở kịch?

Trả lời:

Trong truyện dân gian, xung đột được giải quyết khi Đế Thích cho Trương Ba sống lại (trong các hàng thịt), đoàn tụ với gia đình. Đối với quan niệm dân gian, việc nhầm lẫn và sửa sai chết, cho sống lại) đã là một sự bù đắp thoả đáng. Tuy vậy, đối với kịch của Lưu Quang Vũ thì bi kịch và xung đột mới bắt đầu từ đây. Trong kịch, sự sống lại của Trương Ba đã khởi đầu cho tấn bi kịch: bi kịch của người sống không phải đời sống của mình, luôn có một cuộc đấu tranh, mâu thuẫn giằng xé giữa xác và hồn, giữa cái bên trong và bên ngoài. Như vậy, Lưu Quang Vũ đã khéo léo thêm vào những tình tiết, xung đột phát sinh từ chính những mâu thuẫn này.

Từ đó, rút ra thông điệp: Không thể sống không là chính mình với bất kì giá nào...

Câu hỏi 6 (trang 51 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Theo bạn những điểm khác biệt trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ so với tác phẩm dân gian là xuất phát từ ý đồ sáng tạo của tác giả hay từ ngữ đặc trưng của thể loại?

Trả lời:

Xuất phát từ cả đặc trưng của thể loại và ý đồ sáng tạo của tác giả. Sau khi xác định được mục đích và thông điệp muốn gửi gắm đến người xem, người biên kịch sẽ lựa chọn hình thức nghệ thuật thích hợp để chuyển tải ý đồ sáng tạo của mình.

II. Trải nghiệm vở diễn

1. Tìm hiểu thông tin về vở diễn

Chịu trách nghiệm nội dung: Trung tướng, TS. Mai Văn Hà

Chỉ đạo sản xuất: Đại tá Nguyễn Anh Tuấn

Tổ chức sản xuất: Lê Nam, Trung Thành, Ngọc Lan, Quang Huy

Kịch bản:Lưu Quang Vũ

Đạo diễn: NSƯT Phạm Lê Nam

Phó đạo diễn: Chu Thành, Bá Ton

Quay phim: Quang Minh, Thế Bảo, Hoàng Hà, Mạnh Linh

Dựng phim: Hoàng Nam

Chủ nghiệm: Hồng Hạnh

Và các diễn viên

Vở diễn do Điện ảnh Công an nhân dân thực hiện.

2. Xem vở diễn

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 52 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Trong vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt mà bạn vừa trải nghiệm, đạo diễn đã sử dụng những loại âm thanh, ánh sáng nào? Theo bạn, việc sử dụng các loại âm thanh ánh sáng đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Có các loại âm thanh: tiếng mưa, tiếng sấm chớp, tiếng sáo, tiếng đàn…

- Ánh sáng: đèn sân khấu, đèn chiếu…

→ Tác dụng: Việc sử dụng các loại âm thanh, ánh sáng đó trong một số phân cảnh tiêu biểu giúp tạo sự kịch tính, hồi hộp; biểu thị thời gian… đẩy nhanh xung đột và tăng tính biểu đạt cảm xúc.

Câu hỏi 2 (trang 52 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Cảm nhận của bạn về không gian, thời gian, nhân vật, câu chuyện,… khi xem vở diễn Hồn Trương Ba, da hàng thịt có gì khác so với cảm nhận của bạn khi đọc kịch bản văn học của vở diễn này? Theo bạn, vì sao có sự khác biệt ấy?

Trả lời:

Một số điểm khác biệt:

+ Không gian và thời lượng của vở diễn có sự hạn chế; hệ thống nhân vật có sự giảm bớt (không có sự xuất hiện của cái Gái, cu Tị); cách kết thúc cũng có sự thay đổi,...

+ Cách sắp xếp, bài trí sân khấu, âm thanh, ánh sáng, diễn xuất của nhân vật tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của người xem,... (điều này mang lại những tác động về mặt cảm xúc một cách trực tiếp, nhanh, mạnh hơn khi đọc VB).

+ Sự khác biệt ấy phụ thuộc vào đặc trưng của loại hình nghệ thuật biểu diễn (sân khấu) và sự cải tiến của nhà sản xuất trong quá trình hiện thực hoá kịch bản.

Câu hỏi 3 (trang 52 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Chọn một đoạn đối thoại (hoặc độc thoại) trong vở diễn, bạn hãy:

a. Chỉ ra sự kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể với lời nói và cho biết tác dụng của chúng.

b. So sánh và nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật trong kịch bản.

Trả lời:

a.

Diễn viên đã sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ: ngữ điệu lời nói, ngôn ngữ cơ thể…

Ví dụ: Khi diễn lời độc thoại của Hồn Trương Ba trong màn VII, diễn viên đã sử dụng:

- Ngôn ngữ độc thoại:

+ Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi.

- Ngôn ngữ cơ thể:

+ Ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi đứng vụt dậy.

- …

=> Tác dụng: Thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong từng phân cảnh.

b.

- Khi diễn xuất, người diễn viên vận dụng biểu cảm, cử chỉ, ngữ điệu… kết hợp với lời thoại để thể hiện cảm xúc, tính cách, tâm trạng… của nhân vật.

- Ngôn ngữ nhân vật trên sân khấu có tính trực quan, sống động, tác động mạnh đến người xem.

Câu hỏi 4 (trang 52 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Cách kết thúc của truyện dân gian và kịch bản (cũng như vở diễn trên sân khấu) là không giống nhau. Theo bạn, việc sáng tạo này có làm mất đi ý nghĩa của truyện dân gian không, hay mang đến những thông điệp mới mẻ nào khác? Thông điệp đó có phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay?

Trả lời:

- Khác biệt trong cách kết thúc:

+ Trong truyện dân gian, hồn Trương Ba được sống lại trong xác anh hàng thịt.

+ Trong kịch bản chuyển thể, hồn Trương Ba chết hẳn, xác anh hàng thịt cũng không còn, cu Tị được sống lại.

+ Trong vở diễn, hồn Trương Ba chết hẳn, xác anh hàng thịt và cu Tị sống lại.

=> Có sự khác nhau giữa truyện dân gian, kịch bản cũng như vở diễn trên sân khấu.

- Cách kết thúc sáng tạo không làm mất đi ý nghĩa của truyện, ngược lại còn góp phần đem đến cho người đọc/ xem những thông điệp có ý nghĩa trong cuộc sống: Con người không nên chấp nhận cuộc sống vay mượn, luôn đấu tranh để được là chính mình.

- Thông điệp đó có phù hợp với bối cảnh cuộc sống hiện nay: chúng ta không nên tạm bợ, phải luôn đấu tranh, cố gắng được là chính mình, được làm những điều mình thích…

Câu hỏi 5 (trang 52 sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 10): Theo bạn, điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn (Trương Ba) và Xác (hàng thịt) là gì? Khó khăn ấy đã được diễn viên đóng vai này xử lí qua diễn xuất như thế nào?

Trả lời:

- Điều khó nhất khi thể hiện cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là thể hiện được sự mâu thuẫn giằng xé giữa cái cao đẹp, thanh khiết với cái dung tục, tầm thường tồn tại trong cùng một bản thể.

- Khó khăn này được diễ viên đóng vai xử lí qua việc vận dụng biểu cảm khuôn mặt, ngữ điệu và được sự hỗ trợ từ hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và đạo cụ… để thê hiện sự đấu tranh gay gắt giữa Hồn và Xác.

III. Đặc điểm của tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu.

Tác phẩm văn học và kịch bản sân khấu đều lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện, phản ánh đời sống mà con người là trung tâm. Giữa tác phẩm văn học và kịch bản văn học, kịch bản sân khấu có những mối quan hệ tương đồng trong việc phản ánh cuộc sống. Tuy nhiên, để trở thành một kịch bản sân khấu, tác phẩm văn học phải trải qua một quá trình thay đổi quan trọng và nhiều mặt. Bảng so sánh dưới đây giúp bạn hình dung được những sự thay đổi ấy.

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học | Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Do vậy, chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu là một chuyển đổi quan trọng và sâu sắc qua sự nhào nặn, sáng tạo lại của nhà biên kịch.

IV. YÊU CẦU CỦA VIỆC SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Các dạng sân khấu hóa tác phẩm văn học.

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học là hoạt động chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu và dàn dựng, biểu diễn trên sân khấu với tư cách là một tác phẩm thuộc loại hình trình diễn. Hoạt động sân khấu hoá tác phẩm văn học cho phép bạn và nhóm thực hiện chuyển thể tác phẩm văn học thành nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, hình thức phổ biến nhất là các hình thức sân khấu hoá thành vở diễn như: kịch nói, chèo, tuổng, cải lương, múa rối,

- Sân khấu hoá tác phẩm văn học là chuyển thể hay cải biên tác phẩm văn học thành một tác phẩm sân khấu. Để có một tác phẩm sân khấu hoá từ tác phẩm văn học, thông thường, bạn có hai lựa chọn:

- Sân khấu hoá (chuyển thể cải biên) dựa trên nhiều tác phẩm văn học khác nhau. Ở dạng này, bạn có thể sử dụng một hay nhiều tác phẩm/ nhân vật có đề tài gần nhau để thực hiện sân khấu hoá.

- Sân khấu hoá (chuyển thể cải biên) chủ yếu dựa vào một tác phẩm văn học, Theo dạng thức này, bạn cùng nhóm thực hiện có thể dựa hẳn vào một tác phẩm văn học làm cơ sở cho việc sân khấu hoá.

2. Yêu cầu của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường.

Mỗi tác phẩm văn học có đời sống riêng và tồn tại bằng nhiều dạng thức khác nhau. Khi thực hiện hoạt động sân khấu hóa, với sự hỗ trợ cộng hưởng của âm nhạc, ánh sáng và diễn xuất của diễn viên… tác phẩm văn học lúc này không chỉ tồn tại trên trang giấy, trong tâm trí người đọc mà còn được tái hiện sống động ở không gian và thời gian cụ thể. Để hoạt động sân khấu hóa trong nhà trường đảm bảo các mục tiêu và đạt được hiệu quả nhất định, cần lưu ý một số yêu cầu sau:

- Gắn với mục tiêu môn học/ hoạt động giáo dục.

- Phát huy được sự sáng tạo của cá nhân và tập thể.

- Cần dựa trên các điều kiện cụ thể của nhà trường.

Đánh giá

0

0 đánh giá