Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hóa sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hóa
Để tiến hành tổ chức sân khấu hóa một tác phẩm văn học, bạn cần:
- Nắm vững những đặc trưng của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường.
- Nắm vững quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hóa và điều kiện thực hiện cụ thể trong trường/lớp của bạn.
Quy trình tổ chức hoạt động sân khấu hóa gồm:
Bước 1: Lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
Bước 2: Triển khai thực hiện.
Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm.
I. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
1. Lập kế hoạch
Lập kế hoạch, phân công cụ thể những công việc cần làm để chuẩn bị cho buổi diễn. Bản kế hoạch có thể thực hiện như sau:
2. Phân công nhiệm vụ
- Nhóm lên ý tưởng, viết kịch bản: Đảm nhận vai trò chuyển thể tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu.
- Nhóm diễn xuất, tập dượt theo kịch bản: Đảm nhận việc phân vai tập dượt và biểu diễn. Trong quá trình tập dượt, các bạn cần sự hỗ trợ, cố vấn của giáo viên/ chuyên gia chỉ đạo diễn xuất.
- Nhóm thiết kế sân khấu và chuẩn bị đạo cụ:
+ Chuẩn bị những đạo cụ cần thiết cho biểu diễn, thiết kế trang phục và hóa trang cho nhóm diễn xuất. Trang phục phải phù hợp với môi trường biểu diễn và bối cảnh của kịch bản.
+ Chuẩn bị những vật dụng cần thiết hỗ trợ cho các nhóm quay phim, thiết kế sân khấu, âm thanh, ánh sáng,…
- Nhóm quay phim, ghi hình: chuẩn bị các thiết bị ghi hình và chịu trách nhiệm quay hình chính trong buổi diễn.
- Nhóm âm thanh, ánh sáng: chịu trách nhiệm chính về âm thanh, ánh sáng trong buổi diễn.
- Nhóm ban tổ chức: chịu trách nhiệm chính, xử lí những phát sinh trong quá trình chuẩn bị và biểu diễn.
II. Triển khai thực hiện
Sau khi có kế hoạch và phân công nhiệm vụ, các bộ phận được giao nhiệm vụ sẽ tiến hành thực hiện các công việc được liệt kê trong bản kế hoạch theo đúng thời gian quy định. Việc triển khai thực hiện sẽ theo các bước sau:
1. Tổ chức xây dựng kịch bản
Dựa vào mục đích thực hiện, các bạn sẽ lên ý tưởng cho kịch bản. Việc xây dựng kịch bản cần bám sát quy trình xây dựng kịch bản sân khấu (chú ý điều kiện sân khấu và quy mô của buổi diễn).
- Việc xây dựng kịch bản nên giao cho một nhóm gồm những người có năng khiếu sáng tác văn học, do một nhóm trưởng chủ trì, liên lạc mật thiết với thầy cô giáo phụ trách. Để kịch bản trở thành sản phẩm của tập thể, mang lại sự hào hứng chung cho mọi người, nhóm này nên thường xuyên trao đổi thông tin trong lớp về tiến độ công việc.
- Sau khi hoàn thành, nên gửi cho giáo viên/ chuyên gia xem để kiểm tra chất lượng của kịch bản.
2. Tổ chức tập dượt theo kịch bản
- Phân vai: Chú ý đến tính cách, đặc điểm ngoại hình của nhân vật, dự kiến khả năng thành công của người được phân vai để có sự phân công phù hợp; sau đó, tiến hành triển khai tập dượt theo kịch bản sân khấu.
- Tập dượt: Việc tập luyện cần được tổ chức linh hoạt về thời gian để các bạn có thể tham gia đầy đủ. Trong quá trình tập dượt, các nhóm sẽ đề xuất những ý tưởng mới nhằm tạo ra hiệu ứng sân khấu tích cực, gây ấn tượng cho người xem. Đồng thời, cần ghi chép những góp ý của giáo viên/ chuyên gia cố vấn để chỉnh sửa, hoàn thiện kịch bản.
3. Diễn thử và chuẩn bị biểu diễn chính thức
Đây là bước quan trọng trước khi tổ chức biểu diễn chính thức. Các nhóm sẽ ráp nối, tổng duyệt lại chương trình, rút kinh nghiệm những chỗ chưa hoàn thiện và sửa chữa.
4. Tổ chức biểu diễn
- Thiết kế sân khấu phải có tính thẩm mĩ, thu hút và tạo cho người xem cảm giác tự nhiên, thích thú.
- Các bộ phận âm thanh, ánh sáng cần được sử dụng phù hợp với từng phân cảnh, lôi cuốn được người xem và làm nổi bật được thông điệp của vở diễn.
- Diễn xuất chủ động, tự tin; sử dụng các ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt,… để biểu đạt cảm xúc, nội tâm,… của nhân vật; tương tác tốt với bạn diễn và khán giả.
- Quay phim, ghi hình cần lựa chọn góc đứng phù hợp để có thể tiếp cận người diễn xuất ở nhiều vị trí khác nhau.
III. Đánh giá, rút kinh nghiệm
Kết thúc biểu diễn, các nhóm tự đánh giá, rút kinh nghiệm theo các nội dung gợi ý sau: