Sưu tầm những bài viết hay, có giá trị về một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

2.1 K

Với giải Câu hỏi 1 trang 90 Chuyên đề Văn 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Viết bài về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Văn 10 Viết bài về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

Câu hỏi 1 (trang 90, SGK Chuyên đề học tập, Ngữ văn 10 – Kết nối): Sưu tầm những bài viết hay, có giá trị về một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết để mở rộng kiến thức và học hỏi kinh nghiệm viết.

Trả lời:

Tham khảo:

Bài “Bảo kính cảnh giới” – Nguyễn Trãi

Kinh qua bao sóng gió trong cuộc đời, Nguyễn Trãi đã rút cho mình những chiêm nghiệm hết sức sâu sắc về lẽ đời, tình người. Những chiêm nghiệm đó đã được ông gửi gắm trong thơ ca và trở thành những triết lí vô cùng sâu sắc:

Nên thợ nên thầy vì có học,

No ăn no mặc bởi hay làm.

(Bảo kính cảnh giới, bài 46)

Hai câu thơ, mỗi câu đều có hai vế, vế trước chỉ kết quả (nên thợ nên thầy, no ăn no mặc), vế sau chỉ nguyên nhân (có học, bởi hay làm). Có học hành thì mới nên thợ nên thầy, chăm làm thì mới no ăn no mặc, triết lí ấy giản dị quá và cũng đúng đắn quá! Công danh sự nghiệp của mỗi người có được thăng tiến, cuộc sống của mỗi người có được ấm no hay không, tất cả đều do sự chăm chỉ, chuyên cần học tập, lao động của chính bản thân họ. Câu thơ nói cái lẽ giản đơn mà sâu sắc về việc học, việc làm của con người. Với bất kì bài toán cuộc đời nào, đó cũng luôn là một nghiệm số đúng.

Thật vậy, mỗi chúng ta tồn tại trong cuộc sống không chỉ đơn thuần là những thực thể sinh học. Cuộc đời con người chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người biết khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống. Người thợ nếu không “trăm hay” thì sao được “tay quen”? Người học trò nếu không chăm chỉ học tập thì làm sao có thể nắm được các bài học trên lớp? Một học trò, một anh công nhân, một kĩ sư, bác sĩ.. thậm chí cả một người thầy, nếu không học, không lao động thì không thể trở thành “thợ” hay “thầy” được. Dẫu là “thợ” hay là “thầy”, ai cũng phải “học” thì mới có kiến thức để lao động, để áp dụng thực tiễn, từ đó mới “no ăn-no mặc”, mới sung túc, đủ đầy.

Với học sinh chúng ta, việc học cung cấp những tri thức toàn điện, chuyên sâu, để chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc sống, từ đó lựa chọn cách ứng xử phù hợp để thích nghi với cuộc sống. Các môn học tự nhiên dạy cho chúng ta cách tư duy, tính toán khoa học. Các môn học xã hội dạy chúng ta biết sống nhân văn, sống đúng là một Con Người… Các bài học trong trường đời giúp chúng ta biết đối nhân xử thế khéo léo. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là con đường vững chắc nhất cho chúng ta hành trang thiết yếu để bước vào đời.

Mặt khác, phải thấy rằng kiến thức là vô bờ bến, là không cùng, không tận. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ hiện nay, lượng kiến thức mỗi ngày càng dày lên gấp bội. Vì vậy chỉ có sự chăm chỉ, chuyên cần mới không khiến chúng ta tụt hậu. Ê-đi-xơn, nhà bác học nổi tiếng thế giới từng nhắc nhở loài người rằng: Thiên tài và óc sáng tạo chỉ chiếm một phần trăm còn chín mươi chín phần trăm còn lại là lao động cực nhọc. Có thể chúng ta may mắn sở hữu một bộ óc nhanh nhạy, thông minh nhưng nếu không chăm chỉ học tập thì có lẽ những gì chúng ta có mãi mãi chỉ ở trong ngăn kéo não bộ.

Trở lại với câu thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy trong trật tự sắp xếp câu thơ, tác giả đã đưa vế chỉ kết quả lên trước rồi mới nói đến nguyên nhân. Phải chăng, trong lời nhắc nhủ của mình, Nguyễn Trãi còn có ý động viên, khích lệ chúng ta: Kết quả xứng đáng sẽ đến với những ai chăm học, chăm làm.

Câu thơ của Nguyễn Trãi đã hàng trăm năm tuổi nhưng cho đến tận bây giờ và có lẽ là đến muôn đời vẫn còn có giá trị nhân văn sâu sắc. Và chúng ta – những người trẻ hôm nay phải luôn nhớ rằng: Muốn nên người muốn trở thành người thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội thì nhất thiết phải ham học hỏi, rèn luyện mỗi ngày.

Đánh giá

0

0 đánh giá