Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Giới thiệu dưới hình thức nói về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết | Kết nối tri thức

4.2 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Giới thiệu dưới hình thức nói về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Ngữ văn 10 Soạn bài Giới thiệu dưới hình thức nói về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

I. Trình bày trước lớp

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị bài nói tiến hành theo hai phương án:

- Phương án 1: Giới thiệu một tập thơ, tập truyện chưa được thực hiện ở phần Viết

- Phương án 2: Bài nói thực hiện trên cơ sở bài viết đã có. Tóm tắt bài viết và chuyển bản tóm tắt đó thành dàn ý cho bài nói.

* Mở đầu:

- Giới thiệu quan niệm về truyện ngắn của Thạch Lam

- Đặc điểm xuyên suốt truyện

* Triển khai:

- Sự thành thực đến mức trở nên can đảm trong văn Thạch Lam.

- Những rung động của ngòi bút Thạch Lam và khả năng tác động của nó.

- Thiên về cảm giác – bút pháp nổi bật trong thơ ca Thạch Lam.

* Kết thúc:

Nhận định một hướng đi của Thạch Lam trong sáng tác.

2. Trình bày bài giới thiệu

- Mở bài

+ Tìm hiểu trước đối tượng tham dự để có cách chào thưa phù hợp

+ Tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân

+ Nêu mục đích của việc trình bày giới thiệu tác phẩm

+ Nêu các thông tin tổng quát.

- Triển khai:

+ Bám vào đề cương đã chuẩn bị hoặc trình chiếu slide, lần lượt trình bày từng ý.

+ Nếu có video chiếu xen kẽ, cần làm rõ sự kết nối giữa bài giới thiệu và hình ảnh

+ Khi trình bày, tùy thái độ, sự phản ứng của người nghe để điều chỉnh, bổ sung thông tin khi cần thiết.

+ Giọng nói to, nhỏ, nhanh, chậm phải phù hợp với thể loại tác phẩm.

* Kết thúc:

+ Khẳng định lại giá trị của tâp thơ, truyện.

+ Sẵn sàng giải đáp những điều người nghe muốn tìm hiểu rõ thêm.

II. Tổ chức sự kiện

* Chuẩn bị:

+ Xác định mục tiêu của việc tổ chức hoạt động

+ Thống nhất về việc chọn tập thơ, tiểu thuyết, truyện

+ Người được giao nhiệm vụ trình bày phải đọc kĩ, trao đổi soạn đề cương.

+ Người đọc giao dẫn chương trình chuẩn bị kịch bản cho buổi giới thiệu

+ Bộ phận phụ trách trang trí làm sân khấu, áp phích và chuẩn bị các thiết bị kĩ thuật

* Triển khai:

Công việc của người dẫn chương trình:

+ Giới thiệu thầy cô, khách mời, thành phần tham gia.

+ Nêu lí do và mục đích tổ chức

+ Giới thiệu và mời diễn giả

Công việc của người trình bày:

+ Mỗi người đảm nhiệm trình bày về một khía cạnh

+ Diễn giả dựa bào đề cương và những gì đã chuẩn bị để giới thiệu

+ Bằng sự kết nối của người dẫn chương trình, có thể trao đổi ngắn.

* Kết thúc:

+ Tóm tắt lại một số hoạt động diễn ra

+ Cảm ơn sự có mặt của mọi người

+ Tuyên bố kết thúc sự kiện

Câu hỏi 1 (Trang 94, SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Chọn một tập thơ, lập đề cương bài giới thiệu và tập trình bày trước nhóm bạn cùng lớp.

Trả lời:

Tham khảo:

Lặng lẽ Sapa

“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn rất thành công với nghệ thuật xây dựng nhân vật. Truyện ngắn là kết quả chuyến đi thực tế cuối cùng ở Lào Cai của tác giả, được in năm 1977 trong tập “Giữa trong xanh”, qua đó ca ngợi hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Tình huống của truyện là cuộc gặp gỡ thình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên. Tình huống gặp gỡ này tuy rất bình thường nhưng lại là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính là anh thanh niên được hiện ra không chỉ qua lời tự giới thiệu qua chính anh mà còn qua cách quan sát, nhìn nhận, đánh giá của nhiều nhân vật khác. Nhờ có vậy mà truyện ngắn đã dễ dàng xây dựng lên một hình tượng anh thanh niên thật tự nhiên, đa chiều, theo nhiều điểm nhìn. Trong truyện ngắn này, bằng cách sử dụng kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận, tác giả như viết lên một bài thơ với chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, từ phong cảnh hết sức thơ mộng đến hình ảnh con người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không hề cô độc. Chính vì vậy, “Lặng lẽ Sa Pa” được đánh giá là một truyện ngắn hết sức thành công của Nguyễn Thành Long.

Câu hỏi 2 (Trang 94, SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối): Chọn một tập truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết để tổ chức một buổi giới thiệu. Phân công các thành viên trong nhóm đảm nhiệm từng khâu (viết kịch bản dẫn chương trình), thiết kế sân khấu, áp phích, làm đề cương trình bày bài nói). Đưa sản phẩm mà các thành viên đã chuẩn bị ra trước nhóm để cùng trao đổi, thảo luận.

Trả lời:

- HS phân công theo hướng dẫn

- Triển khai công tác chuẩn bị, dự đoán kết quả.

- Đánh giá sau khi hoàn thành.

Đánh giá

0

0 đánh giá