Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 2.6, hãy phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị

772

Với giải Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10 Cánh diều chi tiết trong Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 2.6, hãy phân tích cơ sở khoa học của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Chuyên đề Lịch sử 10 Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa – Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Giá trị của di sản văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trước hết xuất phát từ những giá trị to lớn của di sản văn hoá đối với cộng đồng.

- Thực trạng di sản văn hoá: Hiện nay, nhiều di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp nghiêm trọng; di sản văn hoá phi vật thể đang dần bị mai một, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của di sản văn hoá.

- Văn bản pháp quy của Nhà nước: Để bảo tồn hiệu quả giá trị của di sản văn hoá, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản, như:

+ Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về bảo tồn di sản văn hoá

+ Luật Di sản văn hoá Việt Nam năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2013);

+ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25-6-2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể,...

Đánh giá

0

0 đánh giá