Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Lịch sử 10 Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
I. Di sản văn hóa
Vậy thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hóa có ý nghĩa gì đối với dân tộc và nhân loại? Cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa và mục đích, ý nghĩa của việc phân lọa, xếp hạng di sản văn hóa là gì? Làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa? Di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt nam được phân bổ như thế nào?
Trả lời:
* Khái niệm di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay.
- Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
* Ý nghĩa của di sản văn hóa:
- Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản vô giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại.
- Di sản văn hoá có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân Việt Nam và có giá trị to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Cách phân loại di sản văn hóa
- Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, di sản văn hóa được chia thành các loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
- Mục đích của việc phân loại:
+ Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tốt hơn giá trị của di sản văn hoá;
+ Giúp các tổ chức, cá nhân nhận diện được, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa của việc phân loại: việc phân loại di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại bền vững của di sản văn hoá cũng như đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng.
* Xếp hạng di sản văn hóa
- Các di sản văn hóa được xếp hạng theo các cấp độ: di tích cấp tỉnh; di yichs quốc gia; di tích quốc gia đặc biệt; di sản thế giới…
- Mục đích của việc xếp hạng:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng:
+ Có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng.
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
* Biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá
1. Khái niệm di sản văn hóa
Trả lời:
- Khái niệm di sản văn hóa:
+ Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay.
+ Di sản văn hoá là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá.
- Quần thể di tích cố đô Huế là sản phẩm do người Việt Nam sáng tạo ra dưới thời kì cai trị của nhà Nguyễn. Hệ thống các cung điện, lăng tẩm trong quần thể cố đô Huế được gìn giữ cho đến hiện nay. Do đó, quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa.
2. Ý nghĩa của di sản văn hóa
Trả lời:
- Ý nghĩa của di sản văn hóa:
+ Lưu giữ giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc
+ Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
+ Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
+ Là cơ sở sáng tạo, giá trị văn hóa mới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế
+ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
3. Phân loại di sản văn hóa
Trả lời:
- Các cách phân loại di sản văn hóa: di sản văn hóa được chia thành 2 loại hình là:
+ Di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản Việt Nam vật thể.
- Mục đích của việc phân loại:
+ Bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tốt hơn giá trị của di sản văn hoá;
+ Giúp các tổ chức, cá nhân nhận diện được, hiểu được tính đa dạng, phong phú của di sản, làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá một cách hiệu quả.
- Ý nghĩa: việc phân loại di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại bền vững của di sản văn hoá cũng như đối với việc phát huy những giá trị di sản văn hoá trong cộng đồng.
4. Xếp hạnh di sản văn hóa
Trả lời:
- Các cấp độ hạng di sản văn hóa: theo Luật Di sản văn hóa, các di tích (thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể) được xếp thành các 4 hạng như sau:
+ Di tích cấp tỉnh: là những di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia: là những di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia được Bộ trưởng Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di tích quốc gia đặc biệt: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được Thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng và cấp bằng xếp hạng.
+ Di sản thế giới: là những di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia được tổ chức UNESCO ghi danh.
- Mục đích của việc xếp hạng di tích:
+ Xác lập cơ sở pháp lí bảo vệ di sản văn hoá, phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
+ Là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và công dân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ý nghĩa của việc xếp hạng di tích:
+ Có ý nghĩa thiết thực đối với sự tồn tại và việc bảo tồn, quảng bá, phát huy những giá trị của di sản văn hoá trong cộng đồng, đặc biệt là đối với di sản văn hoá phi vật thể;
+ Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư, cá nhân tích cực, chủ động tham gia hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.
II. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trả lời:
- Khái niệm: Bảo tồn di sản văn hoá là việc giữ gìn nguyên dạng giá trị gốc của di sản hoặc giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có.
Trả lời:
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá có mối quan hệ biện chứng, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục đích chung là lưu truyền và phát triển những giá trị của di sản văn hoá.
+ Làm tốt công tác bảo tồn là cơ sở để phát huy giá trị to lớn của di sản văn hoá.
+ Phát huy giá trị của di sản văn hoá sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, bảo vệ sự tồn tại của di sản văn hoá theo dạng thức vốn có của chúng.
2. Cơ sở khoa học, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trả lời:
- Giá trị của di sản văn hoá: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá trước hết xuất phát từ những giá trị to lớn của di sản văn hoá đối với cộng đồng.
- Thực trạng di sản văn hoá: Hiện nay, nhiều di sản văn hoá vật thể bị xuống cấp nghiêm trọng; di sản văn hoá phi vật thể đang dần bị mai một, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của di sản văn hoá.
- Văn bản pháp quy của Nhà nước: Để bảo tồn hiệu quả giá trị của di sản văn hoá, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản, như:
+ Sắc lệnh số 65 ngày 23-11-1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về bảo tồn di sản văn hoá
+ Luật Di sản văn hoá Việt Nam năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2013);
+ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25-6-2014 của Chính phủ về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể,...
Trả lời:
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong cộng đồng, như:
+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản văn hóa
+ Chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm của cộng đồng và cá nhân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Đổi mới cơ chế, chính sách bảo tồn giá trị di sản văn hoá, như:
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động bảo tồn và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn vốn.
+ Bảo đảm tính xác thực, tính nguyên vẹn và giá trị nổi bật của di sản trong quá trình bảo tồn
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp và hiệu quả vào công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, như:
+ Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý nhà nước về di sản;
+ Gắn liền hoạt động bảo tồn với cộng đồng dân cư tại các địa phương;
+ Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế - xã hội;
+ Thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá và hợp tác quốc tế về di sản;...
3. Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Trả lời:
- Vai trò của hệ thống chính trị là: tạo ra khuôn khổ pháp li và cơ chế chính sách cho công tác bảo tồn di sản văn hóa.
- Vai trò của doanh nghiệp là: huy động nguồn vốn cho công tác bảo tồn di sản văn hóa
- Vai trò của cộng đồng dân cư là chủ thể, giữ vai trò then chốt trong công tác bảo tồn di sản văn hóa.
- Vai trò của từng cá nhân là: trực tiếp tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa tại địa phương.
Trả lời:
- Trách nhiệm của các tổ chức xã hội là:
+ Huy động các nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Thực hiện quản lí di sản văn hóa theo phân cấp
- Trách nhiệm của các cá nhân là:
+ Chấp hành phát luật, chính sách, quy định về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia vào việ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
III. Một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam
1. Di sản văn hóa phi vật thể
1.1 Vị trí phân bố
Trả lời:
- Xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Nhã nhạc cung đình Huế => phân bố ở: Thừa Thiên Huế.
+ Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên => phân bố ở các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng
+ Dân ca quan họ => phân bố ở các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang
+ Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc => phân bố ở Hà Nội
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; hát Xoan => phân bố ở Phú Thọ.
+ Dân ca ví, dặm Nghệ - Tĩnh => phân bố Nghệ An và Hà Tĩnh
+ Nghi lễ và trò chơi kéo co => phân bố ở Bắc Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
+ Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ => phân bố ở hầu hết các địa phương trên cả nước
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ => phân bố ở hầu hết các tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay.
+ Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái => phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam hiện nay.
+ Nghệ thuật xòe Thái => phân bố ở: yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điệm Biên
+ Nghệ thuật bài chòi => phân bố ở các tỉnh Nam Trung Bộ
- Nhận xét:
+ Các di sản văn hóa phi vật thể được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
+ Có một số di sản văn hóa tồn tại ở nhiều địa phương nhưng cũng có những di sản mang tính chất đặc trưng riêng của người dân ở từng vùng/ miền.
1.2 Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu
Nhã nhạc cung đình Huế
Trả lời:
- Nhã nhạc là thể loại nhạc chính thức của triều đình, được trình diễn trong cung đình gắn với các nghi lễ đặc biệt.
- Nhã nhạc là sản phẩm của sự kết hợp giữa lễ và nhạc.
- Nhã nhạc cung đình Huế có sự kế thừa từ lễ nhạc của các triều đại trước, đến thời Nguyễn, đặc biệt là thời vua Minh Mệnh, đã phát triển rực rỡ, đạt đến trình độ uyên bác.
- Trình diễn nhã nhạc là các nhạc công, ca công và vũ công được tuyển chọn, đào tạo kĩ lưỡng, sử dụng hàng chục nhạc cụ khác nhau. Quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, hệ thống nhạc khí, nhạc cụ được quy định chặt chẽ.
- Năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khấu và di sản phi vật thể nhân loại.
- Năm 2008, nhã nhạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Trả lời:
- Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với sinh hoạt cộng đồng của cư dân Nam Bộ, được cải biến từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.
- Đờn ca tài tử ra đời từ thế kỉ XIX, ban đầu là thú vui tao nhã của những người yêu văn hóa, văn nghệ; đến nay, đờn ca tài tử đã phát triển ở 21 tỉnh, thành phố, trải dài từ Ninh Thuận đến Cà Mau.
- Giá trị cốt lõi của đờn ca tài tử Nam Bộ là sự kết hợp hài hoà của ngôn ngữ và âm nhạc, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đời sống sinh hoạt và phong cách phóng khoáng của người dân đất Nam Bộ.
- Năm 2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
2. Di sản văn hóa vật thể
2.1 Vị trí phân bố
Trả lời:
- Xác định vị trí phân bố của các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Đền Hùng => phân bố ở Phú Thọ
+ Thành nhà Hồ => phân bố ở Thanh Hóa
+ Chiến trường Điện Biên Phủ => phân bố ở Điện Biên
+ Dinh Độc Lập => phân bố ở Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Quần thể di tích cố đô Huế => phân bố ở Thừa Thiên Huế.
+ Đô thị cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn => phân bố ở Qảng Nam
+ Thành Cổ Loa; Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Văn miếu - Quốc Tử Giám; khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh => phân bố ở Hà Nội
- Nhận xét: Các di sản văn hóa vật thể được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
2.2 Một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long
Trả lời:
- Hoàng thành Thăng Long nằm ở quận Ba Đình - Hà Nội, là khu di tích lịch sử của kinh thành Thăng Long xưa.
- Dấu tích còn lại quan trọng nhất của Hoàng thành Thăng Long là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, nơi lưu giữ dấu tích trực tiếp của khu trung tâm Hoàng thành. Tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều dấu tích lịch sử như nền nhà, các trụ móng kiên cố, giếng cổ, tượng rồng-phượng, tiền đồng, đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Á,... Nhiều bằng chứng cho thấy Thăng Long là trung tâm giao lưu văn hoá với các nước trong khu vực.
- Năm 2010, UNESCO đã ghi danh khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.
Thánh địa Mỹ Sơn
Trả lời:
- Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Hin-đu giáo ở Đông Nam Á.
- Thánh địa Mỹ Sơn có hơn 70 ngôi đền, tháp bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XIII.
- Ngoài chức năng hành lễ, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng và là khu lăng mộ của các vua quan, hoàng thân quốc thích của các vương triều Chăm-pa.
- Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản Văn hoá Thế giới. Năm 2009, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt ở Việt Nam.
3. Di sản thiên nhiên
3.1 Vị trí phân bố
Trả lời:
- Xác định vị trí phân bố của các di sản thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Hồ Ba Bể => phân bố ở Bắc Kạn
+ Ngũ hành sơn => phân bố ở Đà Nẵng
+ Gành Đá Đĩa => phân bố ở Phú Yên
+ Vịnh Hạ Long => phân bố ở Quảng Ninh
+ Quần đảo Cát Bà => phân bố ở Hải Phòng
+ Non nước Cao Bằng => phân bố ở Cao Bằng
+ Cao nguyên đá Đồng Văn => phân bố ở Hà Giang
+ Công viên địa chất Đăk Nông => phân bố ở Đăk Nông
+ Vương Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng => phân bố ở Quảng Bình
+ Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình => phân bố ở Tuyên Quang
+ Vườn quốc gia Cát Tiên => phân bố ở các tỉnh: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
- Nhận xét: Các di sản thiên nhiên được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
3.2 Một số di sản thiên nhiên tiêu biểu
Vịnh Hạ Long
Trả lời:
- Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây Vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) với 1.969 hòn đảo lớn nhỏ.
- Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh Hạ Long đã trải qua khoảng 500 triệu năm. Sự tác động của các yếu tố tự nhiên đã khiến Vịnh Hạ Long trở thành một khu vực có cảnh quan kì thú.
- Vùng lõi của Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần ghi danh là Di sản Thiên nhiên Thế giới (năm 1994 và năm 2000).
Công viên địa chất Đăk Nông
Trả lời:
- Công viên địa chất Đắk Nông trải rộng trên địa bàn 5 huyện: Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.
- Công viên địa chất Đắk Nông có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, gần 50 hang động, các miệng núi lửa, thác nước… Đồng thời là một vùng đất đỏ trù phú với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hoá.
- Năm 2020, UNESCO đã ghi danh Công viên địa chất Đắk Nông vào Danh mục Công viên địa chất toàn cầu.
4. Di sản phức hợp tiêu biểu ở Việt Nam
4.1 Vị trí phân bố
Trả lời:
- Xác định vị trí phân bố của các di sản phức hợp tiêu biểu ở Việt Nam:
+ Quần thể An Phụ - Kính chủ - Nhẫm Dương => phân bố ở Hải Dương
+ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử => phân bố ở Quảng Ninh
+ Quần thể danh thắng Tràng An => phân bố ở Ninh Bình
+ Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn => phân bố ở Hà Nội
+ Tây Thiên - Tam Đảo => phân bố ở Vĩnh Phúc
+ Quần thể Hương Sơn => phân bố Hà Nội
+ Núi Non Nước => phân bố ở Ninh Bình
+ Sầm Sơn => phân bố ở Thanh Hóa
- Nhận xét: Các di sản phức hợp được phân bố trên phạm vi rộng lớn, ở hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước của Việt Nam.
4.2 Một số di sản phức hợp tiêu biểu
Quần thể danh thắng Tràng An
Trả lời:
- Quần thể danh thắng Tràng An thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình
- Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo như núi đá, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa, hố đầm, hang động
- Về phương diện lịch sử, nơi đây từng là môi trường sống của người tiền sử; đồng thời là bằng chứng về sự tồn tại của các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu triều Lý.
- Năm 2014 Quần thể danh thắng Tràng An chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản phức hợp thế giới đầu tiên của Việt Nam và cũng là Di sản thế giới kép duy nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
Trả lời:
- Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử nằm trên địa phận ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh.
- Vùng lõi của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là Khu di tích và danh thắng Đông Yên Tử. Địa hình nơi đây đã tạo nên các cảnh quan kì vĩ; đây cũng là nơi hội tụ của các công trình kiến trúc cổ như chùa Bí Thượng, chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên,...
- Thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập năm trong Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử.
- Năm 2012, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Trả lời:
(*) Bảng thống kê các di sản văn hóa tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới
STT | Loại di sản | Tên di sản | Năm được ghi danh |
1 | Di sản văn hóa phi vật thế | Nhã nhạc cung đình Huế | 2003 |
2 | Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên | 2005 | |
3 | Dân ca quan họ | 2009 | |
4 | Hội Gióng ở đền Phù Đồng và đền Sóc | 2010 | |
5 | Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương | 2012 | |
6 | Đờn ca tài tử Nam Bộ | 2013 | |
7 | Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh | 2014 | |
8 | Nghi lễ và trò chơi kéo co | 2015 | |
9 | Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ | 2016 | |
10 | Nghệ thuật Bài Chòi | 2017 | |
11 | Hát Xoan | 2017 | |
12 | Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái | 2019 | |
13 | Di sản văn hóa vật thể | Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long | 2010 |
14 | Thành nhà Hồ | 2011 | |
15 | Đô thị cổ Hội An | 1999 | |
16 | Thánh địa Mỹ Sơn | 1999 | |
17 | Quần thể di tích Cố đô Huế | 1993 | |
18 | Di sản thiên nhiên | Vịnh Hạ Long | 1994 và 2000 |
19 | Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng | 2003 và 2015 | |
20 | Cao nguyên đá Đồng Văn | 2010 | |
21 | Vườn Quốc gia Cát Tiên | 2001 | |
22 | Quần đảo Cát Bà | 2004 | |
23 | Non nước Cao Bằng | 2018 | |
24 | Công viên địa chất Đăk Nông | 2020 | |
25 | Di sản phức hợp | Quần thể danh thắng Tràng An | 2014 |
Trả lời:
STT | Tên di sản | Loại di sản | Khu vực phân bố |
1 | Nhã nhạc cung đình Huế | DSVH phi vật thể | Thừa Thiên Huế |
2 | Quần thể di tích Cố đô Huế | DSVH vật thể | |
3 | Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên | DSVH phi vật thể | Tây Nguyên |
4 | Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc | DSVH phi vật thể | Hà Nội |
5 | Nghi lễ và trò chơi kéo co | ||
6 | Trung tâm Hoàng thành Thăng Long | DSVH vật thể | |
7 | Dân ca quan họ | DSVH phi vật thể | Bắc NinhBắc Giang |
8 | Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương | DSVH phi vật thể | Phú Thọ |
9 | Hát Xoan | ||
10 | Đờn ca tài tử Nam Bộ | DSVH phi vật thể | Khu vực Nam Bộ |
11 | Dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh | DSVH phi vật thể | Nghệ An, Hà Tĩnh |
12 | Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái | DSVH phi vật thể | Khu vực Tây Bắc |
13 | Thành nhà Hồ | DSVH vật thể | Thanh Hóa |
14 | Đô thị cổ Hội An | DSVH vật thể | Quảng Nam |
15 | Thánh địa Mỹ Sơn | ||
16 | Vịnh Hạ Long | DS thiên nhiên | Quảng Ninh |
17 | Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ bàng | Quảng Bình | |
18 | Cao nguyên đá Đồng Văn | Hà Giang | |
19 | Quần đảo Cát Bà | Hải Phòng | |
20 | Non nước Cao Bằng | Cao Bằng | |
21 | Công viên địa chất Đăk Nông | Đăk Nông | |
22 | Quần thể danh thắng Tràng An | DS phức hợp | Ninh Bình |
Trả lời:
(*) Giới thiệu về hát Xoan (Phú Thọ)
Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng Đất Tổ nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung. Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay “Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.
Nguồn gốc của Hát Xoan có nhiều cách giải thích bằng huyền thoại được đặt vào thời các Vua Hùng dựng nước. Có chuyện kể rằng Vua Hùng đi tìm đất đóng đô, một hôm nghỉ chân ở nơi này là quê Xoan Phù Đức - An Thái, thấy các trẻ chăn trâu hát múa, vua rất ưa thích và lại dạy thêm nhiều điệu khúc nữa, những điệu hát múa ấy của Vua Hùng và các em chăn trâu, đó cũng là những điệu Xoan tiên.
Lại có câu chuyện kể rằng vợ Vua Hùng đau bụng đã lâu ngày mà vẫn không sinh nở, một nàng hầu gái bàn nên đón nàng Quế Hoa múa đẹp hát hay đến múa hát. Quế Hoa được gọi đến trước giường, uốn tay đưa chân, dáng như tiên, giọng như suối, sắc như hoa... Vợ Vua Hùng xem múa nghe hát quả nhiên vui vẻ sinh ra được 3 người con trai tuấn tú khác thường. Vua Hùng rất vui mừng, truyền cho các công chúa trong cung nữ đều học những điệu múa hát của Quế Hoa. Lúc đó vào mùa xuân nên vua đặt tên các điệu múa hát đó là Hát Xuân.
Chuyện dân gian xã Cao Mại kể rằng Nguyệt Cư công chúa, Vua bà xã Cao Mại, con Vua Hùng, lúc lọt lòng mẹ cứ khóc hoài không ai dỗ được, chỉ khi nghe người làng An Thái hát em mới nín khóc, cứ như thế cho tới năm em lên ba tuổi. Các cụ còn kể rằng Nguyệt Cư qua làng An Thái được nghe hát rồi đau bụng đẻ, quân gia phải khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang để bà kịp sinh nở. Cũng vì những tình tiết trên mà ở Cao Mại có lệ chạy kiệu Vua Bà và có hát Xoan trong các ngày đình đám tế lễ, đó là những trò diễn hội làng có ý nghĩa kỷ niệm.
Làng Hương Nộn, nơi có hát Xoan thờ Xuân Nương, một tướng của Hai Bà Trưng, các cụ kể rằng: Xuân Nương khởi nghĩa đánh giặc Hán tham tàn, có lần hành quân qua làng Xoan được nghe hát Xoan bèn cho quân học hát. Cũng vì sự tích trên mà ngày tế Xuân Nương, dân làng Hương Nộn tổ chức Hát Xoan. Nếu thời Hai Bà Trưng đã có Hát Xoan để quân bà Xuân Nương học hát thì Hát Xoan hẳn đã ra đời trước đó nghĩa là vào thời Hùng Vương.
Một số nhà nghiên cứu âm nhạc lại cho rằng: Hát Xoan xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV (tức là đời hậu Lê), lời ca Xoan có những đặc điểm như hình thức, văn chương của thế kỷ XV, nghĩa là hình thể chưa cố định, vừa gồm các thể thất ngôn, vừa xen kẽ những câu 6 tiếng và kết luận rằng: Hát Xoan là một hình thức âm nhạc phong tục phát sinh từ thời kỳ nhà Lê.
Hát Xoan có 3 chặng: Hát nghi lễ, hát quả cách và hát giao duyên (hát hội). Hát nghi lễ gồm các bài: Hát chào Vua, mời Vua, Giáo trống, Giáo pháo, Thơ nhang, Đóng đám. Hát quả cách gồm 14 bài (quả là bài; cách là hình thức hát, lối hát): Kiều giang cách; Nhàn ngâm cách; Tràng mai cách; Ngư tiều canh mục cách; Đối dẫy cách; Hồi liên cách; Xoan thời cách; Hạ thời cách; Thu thời cách; Đông thời cách; Tứ mùa cách; Thuyền chèo cách; Tứ dân cách; Chơi dâu cách. Hát hội gồm nhiều bài, hát tự do phóng khoáng, nội dung các bài hát mang tính trữ tình sâu sắc: Thết trầu (còn gọi là Bợm gái); Bỏ bộ; Xin huê - Đố huê; Đố chữ; Hát đúm; Cài huê; Mó cá...
Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽ khắp cộng đồng. Trên chặng đường dài của lịch sử, Hát Xoan đã được nhiều thế hệ nối tiếp trao truyền; nhiều người có chức sắc; các nhân sĩ trí thức đã nâng đỡ, tạo điều kiện duy trì, phát triển. Do nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những câu chuyện truyền thuyết của thời đại Vua Hùng; các làng Xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang như: Kim Đái, Phù Đức, Thét (xã Kim Đức), An Thái (xã Phượng Lâu), thành phố Việt Trì, nên Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố cổ thuộc tầng sâu của Văn hóa dân gian thời đại bình minh lịch sử dựng nước của dân tộc ta.
Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là trường hợp đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO. Sự kiện này đã đánh dấu thành công bước đầu của tỉnh Phú Thọ và của cộng đồng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện cam kết bảo vệ di sản Hát Xoan trong tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp suốt 6 năm qua.
Trải qua tiến trình phát triển của lịch sử, từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang; 1.000 năm Bắc thuộc; thời đại phong kiến Việt Nam tự chủ; chế độ phong kiến suy tàn; thời Pháp thuộc; đế quốc Mỹ xâm lược đến chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hát Xoan vẫn tồn tại và đang hiện diện với nghệ thuật đặc sắc riêng biệt: Hát thờ Vua Hùng, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật tiêu biểu thời đại Hùng Vương; hát trước cửa đình và hát vào mùa xuân; hát lễ và hát đám. Nét đặc sắc hơn cả của Hát Xoan là khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉ là một chiếc trống da.
Hát Xoan hiện có ở 18 xã của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó 15 xã, phường thuộc thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) và 3 xã thuộc 3 huyện Lập Thạch, Sông Lô và Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hiện có 4 phường Xoan được thành lập đang hoạt động tại thành phố Việt Trì, đó là phường Xoan An Thái, phường Xoan Thét, phường Xoan Phù Đức và phường Xoan Kim Đái.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo
Trả lời:
- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa:
+ Chấp hành pháp luật, chính sách, quy định của nhà nước/ chính quyền địa phương về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản
+ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Trả lời: (*) Giới thiệu đô thị cổ Hội An
Phố cổ Hội An là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ đến các món ăn truyền thống, tâm hồn của người dân nơi đây. Một lần du lịch Hội An sẽ làm say đắm lòng du khách bởi những nét đẹp trường tồn cùng thời gian, vô cùng mộc mạc, bình dị.
“Anh muốn kể Lai Viễn Kiều Hội phố
Đón đợi người sang nghiêng bóng sông chiều
Mái gỗ cầu cong sơn son chạm trổ
Mấy trăm năm rồi ngói vẫn ấm màu rêu”
Quang cảnh một góc đô thị cổ Hội An (Quảng Nam)
Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Cùng với bao biến cố thăng trầm của lịch sử, phố cổ Hội An vẫn giữ những nét đẹp xưa cổ trầm mặc rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương.
Kiểu nhà ở phổ biến nhất chính là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt nơi đây, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi ngôi nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên, nên ngoài việc bố trí ngôi nhà thành các gian thì phần sân trời của ngôi nhà được lát đá và trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, tạo nên một nét đẹp tổng thể. Với lối kiến trúc độc đáo, không gian ngôi nhà ở Hội An luôn thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng mặt trời, con người và thiên nhiên như hòa làm một.
Đường phố ở khu phố cổ được bố trí ngang dọc theo kiểu bàn cờ với những con phố ngắn và đẹp, uốn lượn, ôm lấy những ngôi nhà. Dạo bước chân qua từng con phố nhỏ xinh và yên bình ấy, du khách không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn thấy được một phần cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân phố Hội, một cuộc sống yên bình, giản dị. Quần thể di tích kiến trúc Hội An hết sức phong phú và tuyệt mỹ vì vậy nơi này đã, đang và mãi là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ khi đặt khách sạn ngay khu phố cổ Hội An.
Bạn nhất định phải tới tham quan “biểu tượng của Hội An” - Chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở Hội An. Ngôi chùa này được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại đây xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI.
Bên cạnh đó, để hiểu hơn về cuộc sống và văn hóa người Hội An, du khách nên đến tham quan một số nhà cổ nổi tiếng và các công trình tâm linh, xã hội như nhà cổ Quân Thắng, Đức An, Tấn Ký, … hay một số hội quán như Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông … Đây là những địa điểm đẹp ở Hội An giúp du khách được trải nghiệm không gian văn hóa đặc trưng phố Hội.
Đèn lồng cũng được coi là một “đặc sản” không thể bỏ qua khi đến du lịch tại Hội An. Du khách dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ màu sắc sặc sỡ và hình dáng quanh các con phố, ngôi nhà. Vào ngày Rằm hàng tháng, có một Hội An thật khác trong mắt du khách - một Hội An lộng lẫy với ánh sáng của đèn lồng, đèn hoa đăng.
Phố cổ Hội An vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà, và trên những con đường nhỏ. Đến đây, du khách có thể cảm nhận được sự ấm áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện, gần gũi của người dân. Thậm chí để cả cây cỏ, không gian nơi đây cũng hấp dẫn du khách. Bước đi trên từng con phố nhỏ, bạn như tìm thấy chính mình trong những ngày xưa cũ, những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ trên mảnh đất xa lạ và đầy thân thương này.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo