Với giải Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 6: Bài học cuộc sống giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 6: Bài học cuộc sống
Bài Tập 2 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu cách hiểu của em về câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm.". Lập dàn ý cho đề văn trên.
Trả lời:
- Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
+ "Đói" và "rách" biểu hiện cho sự nghèo khổ, thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực của con người
+ "sạch" và "thơm" biểu hiện cho sự sạch sẽ, thơm tho, tươm tất
+ “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
+ Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
- Gợi ý về cách lập dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm": Ông cha ta từ xa xưa đã nhắc nhở con cháu dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải sống cho trong sạch, thanh cao, điển hình là câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"
II. Thân bài
1. Nêu số tiếng, cách ngắt nhịp, hiệp vần trong câu tục ngữ.
2. Giải thích nghĩa của các từ và nghĩa của câu tục ngữ.
- Giải thích:
+ Đói, rách: "Đói và rách" chính là tượng trưng cho hai yếu tố ăn và mặc, đói là trạng thái ăn không đủ no, thiếu thốn, lúc nào cũng phải lo miếng cơm ăn. Rách là biểu hiện ở quần áo mặc trên người không được lành lặn tươm tất, chắp chỗ này vá chỗ kia
+ Sạch, thơm: "Sạch và thơm" là tính từ nói chung về cách ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh, mặc đồ gọn gàng, thơm tho
+ Nghĩa tường minh: Dù có đói đến đâu cũng phải tìm miếng ăn sạch sẽ để ăn, dù có phải mặc quần áo rách cũng phải giữ cho thơm tho, đừng để hôi hám bẩn thỉu
+ Nghĩa hàm ẩn: Dù có phải sống trong nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc nhưng vẫn phải sống sao cho trong sạch, thanh cao và lành mạnh
- Bình luận:
+ Là một quan niệm sống tốt đẹp
+ Là sự tự khẳng định phẩm giá và nhân cách con người
+ Nhắc nhở con người phải biết vươn lên hoàn cảnh, không bị hoàn cảnh làm tha hóa nhân cách
3. Trình bày ý nghĩa của câu tục ngữ đối với đời sống hiện nay: Vẫn còn nguyên vẹn giá trị với mọi thế hệ, trong mọi hoàn cảnh, …
III. Kết bài: Liên hệ đến đời sống của bản thân.
Bài học nhận thức qua câu tục ngữ: Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" dù ở thời đại nào vẫn giữ nguyên giá trị, có thể nói câu tục ngữ như đại diện cho nhân cách con người Việt Nam, giống như những bông hoa sen vẫn đẹp rạng rỡ thanh cao và ngát hương giữa bùn lầy.
Xem thêm các bài giải Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức hay:
Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Theo em, đối với người thợ mộc, ba trăm quan tiền có phải là số tiền lớn không...
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chi tiết người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ thể hiện điều gì..
Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày...
Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đặt một câu có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường...
Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em hãy tìm một thành ngữ có ý nghĩa tương tự thành ngữ đẽo cày giữa đường....
Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Những con vật nào được ếch đem so với mình? Sự so sánh đó ảnh hưởng gì đến nhận thức của ếch...
Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vì sao ếch mời rùa vào giếng chơi....
Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Biển được rùa miêu tả lớn như thế nào...
Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật ếch. Qua nhân vật này, em rút ra được bài học gì cho bản thân....
Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng. Đặt một câu có sử dụng thành ngữ này....
Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Mối đưa ra lí lẽ gì khi chọn lối sống lười lao động....
Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Các từ ngữ: gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,... trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm điều gì....
Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Lí lẽ của kiến khi chọn lối sống chăm chỉ là gì....
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Các từ ngữ: sinh tồn, đi đời, đàn, tổ, xứ sở,... trong lời thoại cho thấy kiến tập trung quan tâm điều gì....
Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em có thiện cảm với mối hay kiến? Vì sao? Em có lí lẽ nào để biện hộ cho nhân vật còn lại không? Nếu có thì lí lẽ đó là gì...
Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Theo em, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối và kiến để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện? Nếu muốn đổi nhân vật trong truyện ngụ ngôn này, em có thể chọn hai nhân vật nào khác để thay thế kiến và mối? Liệu có sự khác biệt gì khi đổi nhân vật như vậy....
Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì....
Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đặt một câu có sử dụng cụm từ mỗi người một phách....
Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Về nội dung, các câu tục ngữ trên có thể chia làm mấy nhóm...
Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này....
Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Vì sao chuột vội đến nơi nguy hiểm để cứu sư tử...
Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này...
Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật sư tử....
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: