Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 3

3.3 K

Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 3 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 3

Văn bản 1, 2, 3: Đẽo cày giữa đường (Ngụ ngôn Việt Nam)/ Ếch ngồi đáy giếng (Trang Tử)/ Con mối và con kiến (Nam Thương)

Bài tập 1 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Xử sự của người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” trước mỗi lời khuyên:

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã:

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã:

Trả lời:

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa to, vừa cao.

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã: đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ bình thường.

Bài tập 2 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, trước những lời khuyên như vây, em sẽ:

Trả lời:

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, trước những lời khuyên như vây, em sẽ: suy xét từng ý kiến và giữ vững chính kiến riêng của mình. Không đồng thời làm theo quá nhiều những lời khuyên khác nhau cùng một lúc như vậy.

Bài tập 3 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:

Trả lời:

- Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là: có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vào giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch … tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

Bài tập 4 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

Môi trường sống của ếch

Môi trường sống của rùa

 

 

Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

Nhận thức và cảm xúc của ếch

Nhận thức và cảm xúc của rùa

 

 

Trả lời:

Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

Môi trường sống của ếch

Môi trường sống của rùa

trong một cái giếng sụp, trong giếng có những kẽ gạch, bên dưới có đầy bùn và những con vật khác như: lăng quăng, cua, nòng nọc.

biển đông rộng lươn, sâu thẳm, nước biển không vì thời gian mà tăng hay giảm.

Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

Nhận thức và cảm xúc của ếch

Nhận thức và cảm xúc của rùa

ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rỗi.

Hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh.

Bài tập 5 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và điền thông tin phù hợp:

- Ếch “ngạc nhiên” vì:

- Ếch “thu mình lại” vì:

- Ếch “hoảng hốt, bối rối” vì:

Trả lời:

- Ếch “ngạc nhiên” vì: thế giới rộng lớn bên ngoài.

- Ếch “thu mình lại” vì: tự ti về tầm hiểu biết của bản thân.

- Ếch “hoảng hốt, bối rối” vì: sợ hãi trước những nhầm tưởng của bản thân trong quá khứ.

Bài tập 6 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến đã được bộc lộ qua các lời thoại của chúng:

 

Quan điểm sống

Lời thoại thể hiện quan điểm sống

Con mối

 

 

Con kiến

 

 

Trả lời:

 

Quan điểm sống

Lời thoại thể hiện quan điểm sống

Con mối

thoải mái, không lo lắng cho tương lai của mình.

Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc

Mà ồ ề béo trục béo tròn.

Con kiến

khổ trước sướng sau, có chuẩn bị ở hiện tại thì tương lai mới no đủ.

Hễ có làm thì mới có ăn

Sinh tồn là cuộc khó khăn

Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò.

Bài tập 7 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến?

Chọn: Mối…..Kiến

Em khẳng định như vậy vì:

Trả lời:

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Vì lời của kiến đáp lại mối đã nói lên được sự phá hoại của loài mối: đục và phá huỷ mọi nơi.

Bài tập 8 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nội dung của ba truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến có điểm giống nhau là:

Trả lời:

Những điểm giống nhau về nội dung của cả ba chuyện:

+ Đều có những nhân vật là con vật

+ Đều rất ngắn gọn

+ Đều gửi gắm cho ta những bài học quý giá

Bài tập 9 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

Thành ngữ đẽo cày giữa đường được xuất hiện từ câu chuyện cùng tên của một người thợ cày. Anh đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ đề làm cái nghề này. Vì cửa hàng ở bên đường nên hàng ngày cửa hàng anh đón tiếp rất nhiều vị khách. Khi có người bảo anh đẽo cày cho cao, cho to thì anh làm theo. Một lần khác, có vị khách bảo anh đẽo cày nhỏ, thấp, anh cũng làm theo. Để rồi có một lần, một người bảo anh đẽo thật cao, to gấp đôi, gấp ba bình thường để có thể bán được nhiều, anh làm cày to gấp năm, gấp bảy. Cuối cùng, anh không bán được cái cày nào và cơ đồ sạt nghiệp vì nghe theo rất nhiều lời khuyên khác nhau.

Thực hành tiếng Việt trang 6

Bài tập 1 trang 6 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nghĩa của thành ngữ trong các câu sau:

Câu

Thành ngữ trong câu

Nghĩa của thành ngữ

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

 

 

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

 

 

Trả lời:

Câu

Thành ngữ trong câu

Nghĩa của thành ngữ

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

ba chân bốn cẳng

vội vàng, nhanh

 

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

chuyển núi rời sông ý

làm việc lớn lao

Bài tập 2 trang 6 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:

Câu dùng thành ngữ

Câu dùng từ ngữ có nghĩa tương đương

Nhận xét (giống nhau, khác nhau)

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

 

 

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

 

 

Trả lời:

Câu dùng thành ngữ

Câu dùng từ ngữ có nghĩa tương đương

Nhận xét (giống nhau, khác nhau)

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

đều mất hết

những từ ngữ thay thế dài dòng hơn, đơn giản hơn những thành ngữ.

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

mọi thứ từ bé đến lớn, từ giá trị đến xoàng xĩnh

Giá trị biểu cảm giảm xuống, diễn đạt dài dòng không xúc tích.

Bài tập 3 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nhận xét việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:

a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.

b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

a. Sử dụng thành ngữ trong câu này không hợp lý. Vì thành ngữ đẽo cày giữa đường có nghĩa là những người không có chính kiến của mình, ai bảo gì nghe đấy.

b. Sử dụng thành ngữ trong câu này hợp lí hơn. Vì thành ngữ đẽo cày giữa đường chỉ những người nghe theo lời người khác một cách thụ động, và không biết suy nghĩ cái nào đúng, cái nào sai.

Bài tập 4 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Đặt câu với các thành ngữ:

a. Học một tiết mười

Đặt câu:

b. Học hay, cày biết

Đặt câu:

c. Mở mày mở mặt

Đặt câu:

d. Mở cờ trong bụng

Đặt câu:

Trả lời:

a. Học một tiết mười

Đặt câu: Cậu bé đó thông minh nhất lớp: học một biết mười.

b. Học hay, cày biết

Đặt câu: Cô ấy sống ở đâu cũng được, vì cô ấy có khả năng học hay, cày biết.

c. Mở mày mở mặt

Đặt câu: Thành tích của Lan đã khiến bố mẹ cô mở mày mở mặt với hàng xóm.

d. Mở cờ trong bụng

Đặt câu: Được xếp khen gợi vào cuối tháng, tôi như mở cở trong bụng.

 

Văn bản 4: Một số câu tục ngữ Việt Nam

Bài tập 1 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nhận xét chung về số tiếng ở các câu tục ngữ:

Trả lời:

- Tìm hiểu số tiếng trong những câu tục tục ngữ:

+ Câu 1: 8 tiếng

+ Câu 2: 12 tiếng

+ Câu 3: 16 tiếng

+ Câu 4: 14 tiếng

+ Câu 5: 6 tiếng

+ Câu 6: 8 tiếng

+ Câu 7: 6 tiếng

+ Câu 8: 10 tiếng

+ Câu 9: 5 tiếng

+ Câu 10: 6 tiếng

+ Câu 11: 6 tiếng

+ Câu 12: 6 tiếng

+ Câu 13: 7 tiếng

+ Câu 14: 6 tiếng

+ Câu 15: 14 tiếng

- Nhận xét chung về độ dài của tục ngữ: đa số là ngắn gọn.

Bài tập 2 trang 7 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Những câu tục ngữ trong bài học có gieo vần:

Tác dụng của việc gieo vần:

Trả lời:

- Trong 15 câu tục ngữ ở trên, câu có gieo vần là: trừ câu 14, các câu còn lại đều có gieo vần.

- Việc gieo vần như vậy khiến cho câu tục ngữ có nhịp điệu, khiến cho người đọc dễ nhớ, dễ thuộc.

Bài tập 3 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

Hai câu tục ngữ có hình thức tương tự câu tục ngữ trên:

Trả lời:

Câu tục ngữ có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong ca dao của người Việt:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

- Nêu thêm hai câu tục ngữ có hình thức tương tự:

+ “Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.”

+ “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.”

Bài tập 4 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện như thế nào ở những câu tục ngữ trên?

Tác dụng của việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc ngôn từ của một số câu tục ngữ:

Trả lời:

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trên:

+ Số tiếng bằng nhau

+ Từ loại tương ứng qua từng vế

+ Thanh điệu đối nhau

+ Có hình ảnh tương đồng

Bài tập 5 trang 8 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Chia các câu tục ngữ trong bài học vào các chủ đề:

STT

Chủ đề

Các câu tục ngữ

1

 

 

2

 

 

3

 

 

Trả lời:

STT

Chủ đề

Các câu tục ngữ

1

 bài học kinh nghiệm thời tiết

Câu 1 đến câu 5 

2

chủ đề lao động

Câu 6 đến câu 8

3

chủ đề đời sống xã hội.

Câu 9 đến câu 15 

Bài tập 6 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Phân loại cách thể hiện ý nghĩa của các câu tục ngữ:

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh ẩn dụ

 

 

Trả lời:

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa trực tiếp

Các câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh ẩn dụ

1,2,3,5,6,7,8,11,12,13.

4,9,10,14,15

Bài tập 7 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Ý nghĩa của câu tục ngữ số 11 và 12 có loại trừ nhau không?

Bài học mà em rút ra được từ hai câu tục ngữ đó:

Trả lời:

- Ý nghĩa của hai câu tục ngữ này không loại trừ nhau.

- Bài học từ hai câu tục ngữ trên là: Học thầy là rất quan trọng nhưng cũng phải biết học hỏi từ cả bạn bè nữa.

Bài tập 8 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay là bởi:

Trả lời:

- Bởi vì những câu tục ngữ về đời sống xã hội nói lên những đạo lí sống rất bền vững: tinh thần đoàn kết, con người được đặt lên hàng đầu, …

Bài tập 9 trang 9 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Cuộc đối thoại giả định giữa hai người (khoảng 5-7 câu, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.

Trả lời:

Anh A: Dạo này làm ăn thế nào?

Anh B: Ôi! Chán lắm anh ạ! Chả có ma nào vào mua.

Anh A: Anh đã kiểm tra khâu sản phẩm chưa?

Anh B: Hàng hoá thì tôi nhập hết ấy mà, có tự làm cái nào đâu. Nhập cho nhanh anh ạ!

Anh B: Ối! Anh nên tìm tòi mà học hỏi họ cách làm đi chứ, muốn lành nghề chớ nề học hỏi mà.

Thực hành tiếng Việt trang 10

Bài tập 1 trang 10 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:

Câu tục ngữ

Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

 

 

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

 

 

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

 

 

Trả lời:

Câu tục ngữ

Biểu hiện của biện pháp tu từ nói quá

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá

a. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

 “chưa nằm đã sáng” và “chưa cười đã tối” 

gây ấn tượng cho người đọc về sự trôi chảy của thời gian.

b. Ngày vui ngắn chẳng tầy gang

 “ngày vui ngắn chẳng tầy gang” 

gây ấn tượng cho người đọc về sự ngắn ngủi của niềm vui.

c. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

“tát biển đông” 

Làm nổi bật được sự hoà thuận của vợ chồng và sức mạnh của việc hoà thuận.

Bài tập 2 trang 10 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Cho biết trong những câu sau, câu nào là nói quá, câu nào là nói khoác. Từ đó, nêu sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá.

Câu

Nói khoác

Nói quá

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

 

 

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

 

 

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

 

 

d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

 

 

Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác

Trả lời:

Câu

Nói khoác

Nói quá

a. Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

(Ca dao)

 

X

b. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.

X

 

c. Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

(Ca dao)

 

X

d. Bài văn này tôi chỉ làm vào trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.

X

 

Sự khác nhau giữa nói quá và nói khoác: nói quá thường gây ấn tượng cho người đọc tới một ý nghĩa nào đó, còn nói khoác là hoàn toàn phi thực tế, nói không có suy nghĩ.

Bài tập 3 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Đặt câu với các cụm từ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá:

Cụm từ

Câu có sử dụng cụm từ

a. buồn nẫu ruột

 

b. rụng rời chân tay

 

c. cười vỡ bụng

 

d. mệt đứt hơi

 

Trả lời:

Cụm từ

Câu có sử dụng cụm từ

a. buồn nẫu ruột

Khi biết điểm thi, tôi buồn nẫu ruột.

b. rụng rời chân tay

Anh ta mệt đến nỗi rụng rời chân tay.

c. cười vỡ bụng

Câu chuyện đó khiến tôi cười vỡ bụng.

d. mệt đứt hơi

Tôi chạy 1 km thôi mà đã mệt đứt hơi.

 

Văn bản 5: Con hổ có nghĩa

Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ khi gặp khó khăn:

Bà đỡ Trần:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

- Nhận ra khó khăn của hổ:

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

Bác tiều:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

- Nhận ra khó khăn của hổ:

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

Trả lời:

 

Bà đỡ Trần:

Bác tiều:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

Sợ hãi khi bị hổ chồm tới cõng đi.

Bất ngờ, tò mò, sợ hãi.

- Nhận ra khó khăn của hổ:

Hổ cái sắp sinh

Hổ bị mắc khúc xương trong họng

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

 

Sử dụng thuốc kích đỏ hòa vào nước suối cho hổ cái uống sau đó xoa bóp bụng cho nó, một lúc sau thì hổ cái đẻ.

Thò tay vào cổ họng, lấy ra một chiếc xương.

Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình với bà đỡ Trần:

Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình đối với bác tiều:

Trả lời:

- Hổ đã quỳ chân và tặng bà đỡ một khối bạc; còn với bác tiều phu, con hổ mang cho bác miếng ăn và khi bác qua đời và mãi về sau, con hổ luôn đến bên mộ bác để mang con mồi đến.

Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Con hổ thứ nhất:

- Biểu hiện của tiếng gầm:

- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Con hổ thứ hai:

- Biểu hiện của tiếng gầm:

- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Trả lời:

 

Con hổ thứ nhất

Con hổ thứ hai

Biểu hiện của tiếng gầm:

Gầm lớn sau khi bà đỡ đi khá xa.

Gầm gừ, gào lớn

Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Lời cảm ơn chân thành cho sự giúp đỡ của bà đỡ với hổ cái.

Sự tiếc thương, biết ơn.

Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người. Đó là:…

Trả lời:

- Tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí: đừng bao giờ quên những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn.

Bài tập 5 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Ý nghĩa của việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản:

Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể ảnh hưởng như nào:

Trả lời:

- Việc tác giả ghép 2 câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản làm cho văn bản giàu sức thuyết phục hơn, khách quan hơn đối với người đọc.

- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể sẽ giảm đi. Bởi vì câu chuyện nói về việc con hổ có nghĩa, việc con hổ quay lại để trả ơn con người là rất quan trọng.

Bài tập 6 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Trong truyện, em thấy ấn tượng nhất chi tiết:

Chi tiết đó gây ấn tượng nhất với em vì:

Trả lời:

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất là lúc sắp chôn bác tiều phu, con hổ dũng mãnh tiến đến trước mộ. Mọi người xung quanh đều rất khiếp đảm con vật hung dữ nhưng nó vẫn bình tĩnh tiến lại gần mộ để nói lời tạm biệt cuối cùng với người đã cứu giúp mình. Từ đó, thể hiện một cách sâu sắc việc chúng ta luôn luôn cần ghi nhớ và biết ơn những người đã cứu giúp chúng ta những lúc khó khăn.

Văn bản 6: Thiên nga, cá măng và tôm hùm

Bài tập 1 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Thiên nga, cá măng và tôm hùm gắng sức kéo nhưng xe vẫn đứng im vì:

Trả lời:

Thiên nga, cá măng và tôm hùm gắng sức kéo nhưng xe vẫn đứng im vì: Hoá ra tôm hùm cố kéo giật lùi, thiên nga kéo lên trời và cá măng bơi ra bờ. Cả ba đã không nhất trí kéo cùng một hướng nên kết cục như vậy là điều hiển nhiên.

Bài tập 2 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2Từ câu chuyện cùng nhau kéo xe của thiên nga, cá măng và tôm hùm, bài học kinh nghiệm mà em rút ra được là:

Trả lời:

Để thành công, chúng ta cần đồng lòng, nhất trí trước khi đi đến thực hiện một hành động nào đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá