Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ
Đề bài: Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 1
- Tên truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng
- Thành ngữ đúc kết được từ truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng
- Tóm lược nội dung của truyện ngụ ngôn:
Câu chuyện kể về một chú ếch sống ở nơi đáy giếng sâu. Hàng ngày, chú chỉ nhìn lên bầu trời bé bằng cái vung và tự đắc cho rằng mình hiểu biết mọi chuyện. Một ngày, nhân một trận mưa lớn, nước giếng được nâng lên cao, chú ếch này có cơ hội lên khỏi miêng giếng. Ấy vậy, chú vẫn dương dương nhìn trời, không để ý cung quanh. Rồi cuối cùng, chú ếch đã bị một con trâu dẫm bẹp. Chính vì vậy, chúng ta thường hay dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để nói đến những người không có cái nhìn bao quát, chỉ biết nhìn một khía cạnh của vấn đề mà vẫn luôn kiêu ngạo, coi thường người khác.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 2
Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm và để lại cho anh em một khối gia tài. Vợ chồng người anh tham lam giành hết chỉ chừa lại cho người em một mảnh vườn nhỏ có cây khế. Vợ chồng người em chăm chỉ làm ăn và chăm sóc cây khế chu đáo. Đến mùa khế ra rất nhiều quả. Bỗng một hôm có con chim lạ đến ăn khế. Người em than khóc và đại bàng liền bảo người em may túi ba gang để chim trả ơn. Chim đưa người em ra đảo lấy vàng và người em trở nên giàu có nhất vùng.
Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và đổi cả gia tài của mình để lấy mảnh vườn có cây khế. Đến mùa khế chín, chim đại bàng lại đến và cũng ngỏ ý sẽ trả ơn. Người anh vì tham lam nên đã may túi to để dựng được nhiều vang. Trên đường đi lấy vàng về vì quá nặng nên người anh đã bị rơi xuống biển và chết. Đúng là “tham thì thâm” mà, thật đáng đời!
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 3
Một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ: Thầy bói xem voi. Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 4
Ngày xưa có người thợ mộc đã dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua thường ghé vào xem.
Hôm này, một ông cụ đến nói:
- Anh phải đẽo cày cho cao, cho to mới dễ cày.
Người thợ mộc thấy có lí, làm theo. Mấy hôm sau, một bác nông dân lại vào nói:
- Anh phải đẽo cày thấp hơn, nhỏ hơn mới dễ cày.
Người thợ mộc nghĩ vậy cũng đúng, làm theo lời bác nông dân.
Ít hôm sau, một người từ miền núi đến, nói với anh ta:
- Ở miền núi người ta phá hoang toàn cày bằng voi, phải đẽo cày to gấp đôi, gấp ba kiểu gì cũng bán hết được nhiều lãi.
Người thợ mộc mừng rỡ, đem hết số gỗ còn lại đẽo thành loại cho voi cày. Nhưng mãi chẳng có ai mua cày của anh ta. Bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng bỏ ra đều đi đời.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 5
Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.
Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 6
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi. Nó đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 7
Một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo cày. Mỗi người góp ý khác nhau, người thợ mộc liền nghe theo. Ngày qua tháng lại, chẳng có ai đến mua cày của anh ta. Cuối cùng, bao nhiêu gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Tất cả vốn liếng đều đi đời nhà mà.
Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ - mẫu 8
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi tán gẫu với nhau. Họ phàn nàn rằng không biết hình thù con voi ra sao. Khi nghe nói có người quản tượng đi qua, cả năm chung tiền biếu để được xem voi. Thầy sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy sờ tai bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy sờ chân lại bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Cả năm thầy đều cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, thành ra đánh nhau đến toác đầu chảy máu.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 2 trang 17 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Sưu tầm tục ngữ và phân nhóm theo chủ đề:...
Bài tập 3 trang 17 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, thành ngữ và tục ngữ trong bài học....
Bài tập 4 trang 18 VTH Ngữ văn 7 Tập 2: Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ....