Soạn bài Tự đánh giá trang 38 | Cánh diều Ngữ văn lớp 7

20.3 K

Tài liệu soạn bài Tự đánh giá trang 38 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tự đánh giá trang 38 hay nhất

Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Thuyết minh

D. Miêu tả

Trả lời:

Truyện Bố của Xi-mông có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức miêu tả

=> Đáp án: D

Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là ai?

A. Bác công nhân Phi-líp

B. Chị Blăng-sốt

C. Xi-mông

D. Người kể vắng mặt

Trả lời:

Người kể trong văn bản Bố của Xi-mông là người kể vắng mặt

=> Đáp án: D

Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái?

A. Đau khổ đến muốn chết

B. Rất buồn ngủ và mệt mỏi

C. Vừa đau buồn lại chợt vui

D. Rất vui thích đuổi bắt con nhái

Trả lời:

Khi đuổi bắt con nhái, Xi-mông ở trong trạng thái vừa đau buồn lại chợt vui

=> Đáp án: C

Câu 4 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-lip mong muốn có một ông bố?

A. Vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng

B. Tuyệt vọng vì không có bố

C. Đau khổ vì bị chế giễu, bắt nạt

D. Hi vọng bác Phi-líp nhận lời

Trả lời:

Tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố là vừa đau khổ, vừa khát khao, hi vọng

=> Đáp án: A

Câu 5 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Phương án nào nêu nhận xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-lip trong cuộc đời Xi-mông?

A. Là kết quả của phép mầu kì diệu

B. Bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động

C. Đã được dự báo từ trước

D. Là tự nhiên, do bác Phi-líp có ý từ lâu

Trả lời:

Sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông là bất ngờ nhưng hợp lí và cảm động

=> Đáp án: B

Câu 6 trang 41 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì?

A. Vì muốn tạo trò vui

B. Vì thói vô cảm, độc ác

C. Vì định kiến của người lớn

D. Vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

Trả lời:

Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là vì thiếu sự hiểu biết, cảm thông

=> Đáp án: D

Câu 7 trang 42 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông?

A. Vì lời đề nghị của Xi-mông quá bất ngờ

B. Vì hoàn cảnh gia đình của người thiếu phụ Blăng-sốt

C. Vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông

D. Vì bác khỏe mạnh và thường hay giúp đỡ người khác

Trả lời:

Bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông vì cảm thông và muốn giúp đỡ mẹ con Xi-mông

=> Đáp án: C

Câu 8 trang 42 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì?

A. Không nên trêu chọc, giễu cợt Xi-mông

B. Hãy cảm thông, chia sẻ với mẹ con Xi-mông

C. Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ

D. Mong Xi-mông được hạnh phúc và có một ông bố

Trả lời:

Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là; Hãy đối xử nhân hậu với những người thiệt thòi, đau khổ

=> Đáp án: C

Câu 9 trang 42 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở câu sau có giống nhau không? Em hãy giải thích vì sao.

“Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu”

Trả lời:

Ý nghĩa của yếu tố “nhân” trong hai từ in đậm ở trong câu trên không giống nhau. Một chỉ người lao động, một để chỉ phẩm chất nhân hậu của con người.

Câu 10 trang 42 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em trước sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình
Trả lời:

Sự việc Xi-mông đột ngột đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình là một hành động khiến người đọc vô cùng cảm động. Xi-mông bất hạnh đã rất đau khổ khi bị bạn bè trêu chọc vì em không có bố, em như đang tuyệt vọng thì gặp được bác Phi-líp. Câu trả lời của em với bác như một sự khẳng định nỗi tuyệt vọng và bất lực. Câu nói “cháu không có bố” mãi mới thốt ra được nhưng Xi-mông lại nhắc hai lần như tiếng nấc, như tiếng gào thét trước số phận bất hạnh của mình. Khi bác Phi-líp đưa Xi-mông trở về nhà, em không mừng rỡ mà đau đớn, buồn tủi hơn. Nỗi đau ấy bùng lên và vỡ ra cùng cử chỉ ôm lấy cổ mẹ, nhắc lại ý định tự tử của mình. Em khao khát có được tình yêu của bố, em ao ước được giống như những đứa trẻ khác, chúng đều có bố. Lòng khát khao có một người bố yêu thương và che chở đã thúc đẩy Xi-mông đưa ra lời đề nghị với bác Phi-líp. Em hỏi bác: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. Đối với Xi-mông có lẽ không gì tuyệt vời hơn là có một người bố. Bố chính là một điểm tựa cho em niềm tin sắt đá để Xi-mông có thể  “đưa con mắt thách thức chúng”, và em “sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn bỏ chạy”. Qua nỗi buồn và niềm vui của em, vẻ đẹp ấm áp tình người trong khao khát có một người bố, có một chỗ dựa tinh thần đã được bộc lộ và ngời sáng. 

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Mẹ

Ông đồ

Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1

Đánh giá

0

0 đánh giá