Tài liệu soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 7 trang 48 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 48 hay nhất
Video bài giảng Thực hành Tiếng Việt trang 48 - Cánh diều
Trả lời:
Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập nhau về nghĩa:
- “Còng” với “thẳng”
- “Xanh rờn” với “bạc trắng”
- “Cao” với “thấp”
- “Giời” với “đất”
→ Các cặp từ đối góp phần làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Trả lời:
Biện pháp tu từ so sánh “Khô gầy như mẹ” với hình ảnh người mẹ già gầy mòn đã mang đến tác dụng:
- Miêu tả: gợi lên hình ảnh người mẹ già héo hắt, gầy guộc như miếng cau khô.
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm xót thương của người con khi thấy mẹ ngày một già đi. Trong hai câu thơ cuối, nhà thơ dùng động từ “nâng” thể hiện sự trân trọng và động từ “cầm” diễn tả sự dồn nén cảm xúc xót xa khi thấy hình ảnh gầy mòn của người mẹ thân yêu
Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” là một câu hỏi bâng quơ ngẩn ngơ của người con khi ngước lên nhìn trời. Người con bần thần trước sự già đi quá nhanh của mẹ, xót xa vì thời gian trôi quá nhanh kéo theo tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ mà nhà thơ hằng gắn bó, yêu thương
Các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ:
- Người thuê viết nay đâu?
- Hồn ở đâu bây giờ?
→ Câu hỏi thể hiện sự nuối tiếc hoài niệm khi tận mắt chứng kiến một tục lệ, một nét văn hóa đẹp dần trôi vào dĩ vãng.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ