Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 18: Bạn bè bốn phương | Cánh diều

4.3 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 18: Bạn bè bốn phương sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Nói và nghe, Góc sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 18: Bạn bè bốn phương

Đọc: Cu-ba tươi đẹp trang 94, 95, 96

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 1: Theo em, những hình ảnh dưới đây gắn với đất nước nào?

Cu-ba tươi đẹp lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

Em xem ảnh và điền bài đúng. Ví dụ: Nhật Bản gắn với Hoa anh đào, áo ki- mô –nô, Pháp gắn với Tháp Ép – phen.

Tiếng Việt lớp 3 trang 94 Câu 2: Kể thêm tên một số nước mà em biết?

Trả lời:

Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan…

Bài đọc

Cu-ba tươi đẹp

Cu-ba tươi đẹp lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diềuCu-ba tươi đẹp lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng mây

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đảo tươi một dải lụa đào bay.

 

Em ạ, Cu-ba ngọt lụm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộng bốn phương…

 

Ở đây với bạn, một ngày qua

Anh nhớ vô cùng đất nước ta!

Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn

Anh về, em lại nhớ Cu-ba.

Tố Hữu

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 95 Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba

Trả lời:

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đảo tươi một dải lụa đào bay.

 

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộng bốn phương…

Tiếng Việt lớp 3 trang 95 Câu 2: Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba

Trả lời:

Mía, cam, xoài, mật ong.

Tiếng Việt lớp 3 trang 95 Câu 3: Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ Quốc Việt Nam?

Trả lời:

Câu thơ thể hiện tình yêu của tác giả với nước bạn và sự trân trọng với Tổ Quốc Việt Nam.

Luyện tập 

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Cu-ba tươi đẹp lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Từ ngữ chỉ hoạt động

Láng giềng, anh em, bạn bè.

Thân thiết, hữu nghị, thân thiện

Hợp tác, giúp đỡ, viện trợ

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Sử dụng một từ ngữ ở bài tập trên, đặt câu nói về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.

Trả lời:

Cu-ba là đất nước có mối quan hệ thân thiết với Việt Nam.

Tự đọc sách báo trang 96

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị

- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về một nước bạn hoặc về tình hữu nghị

Trả lời:

Tương thân tương ái

Đất nước ta hàng năm phải hứng chịu biết bao cơn bão và mỗi khi cơn bão đi qua đã để lại rất nhiều khó khăn cho những người dân vùng lũ. Cơn bão số 12 vừa qua đã để lại hậu quả nặng nề nhưng nhờ có sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái, đặc biệt của các nước trên thế giới đã chia sẻ phần nào những tổn thất. Trong đó, đất nước Liên bang Nga đã khiến em cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ bởi sự trợ giúp rất nhiệt tình và cấp thiết.

Ngày 4 tháng 11 năm 2017, cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ bộ vào vùng Nam Trung Bộ và quét qua một phần vùng Tây Nguyên. Cơn bão với sức gió mạnh đã làm 27 người chết, 22 người mất tích, hơn 500 ngôi nhà bị đổ sập cùng nhiều thiệt hại nặng nề khác. Chỉ qua một đêm càn quét, nhiều người dân đã mất nhà cửa. Ngày 7/11, Tổng thống Nga Putin sang Việt Nam để tham gia một cuộc họp. Sau khi nghe được tin tức về ảnh hưởng của cơn bão số 12 với người dân Việt Nam, ông đã chỉ thị hỗ trợ Việt Nam khoản tiền 5 triệu đô-la Mĩ để khắc phục thiệt hại do bão Damrey. Không những vậy, một máy bay của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã chở theo hàng cứu trợ nhân đạo để giúp đỡ những người dân vùng bão lụt tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tổng thống Nga còn kêu gọi các quốc gia trong Hiệp hội Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương cùng thể hiện tinh thần đoàn kết với Việt Nam, cứu trợ và giúp đỡ những người dân vùng lũ vượt qua khó khăn. Vì vậy, sau Liên bang Nga còn có các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc… đã cùng trợ giúp về tiền và lương thực.

Qua câu chuyện trên, chúng ta càng thêm cảm phục tinh thần hữu nghị của người dân Nga – “một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Nước Nga đã thể hiện tấm lòng nhân ái với nhân dân Việt Nam trong hoàn cảnh khó khăn. Sự giúp đỡ đó càng khiến bao người dân Việt Nam càng thêm tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước sẽ luôn chân thành, bền vững, sâu sắc dù thời gian có đổi thay.

 

Sự thân thiện

Khu tập thể nhà em có một vài cô chú người Lào đang sinh sống. Các cô chú ấy là những cán bộ bên nước bạn sang Việt Nam học tập, nghiên cứu. Họ là những người hòa đồng, thân thiện nên mọi người đều quý mến. Tháng tư vừa qua, đất nước Lào ăn Tết cổ truyền, ai ai cũng háo hức về đất nước đoàn viên cùng gia đình. Chỉ có cô Lay là không thể về nhà bởi ngày dịp Tết là khoảng thời gian cô phải bảo vệ luận văn. Khu tập thể đã tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ, ấm cúng để cô Lay bất ngờ.

 

Từ sáng sớm, cô Lay đã ra khỏi phòng. Cô vẫn nói cười vui vẻ với mọi người. Nhưng chắc ai cũng thấu hiểu cảm giác trống vắng khi xa người thân vào dịp lễ tết. Bà Lan chủ nhà ngạc nhiên hỏi sao cô không về nước đón Tết, cô Lay chỉ thoáng buồn trả lời rằng mình chưa xong việc. Bà Lan bèn bàn với các cô hàng xóm, khi nào đi chợ thì đi sắm đồ tổ chức bữa tiệc nho nhỏ. Tối đến, cô Lay trở về nhà. Mọi người tắt điện tối om. Cô bật điện, bọn trẻ chúng tôi nổ pháo tưng bừng và hô vang “Mừng ngày Tết vui vẻ!”. Những quả bóng bay căng tròn được treo lơ lửng khắp nhà. Những chiếc đèn nhấp nháy phát sáng. Gian phòng khách nhà bà Lan đẹp lung linh. Cô Lay tiến vào bàn tiệc. Trên bàn, những món ăn cổ truyền nước Lào đã được bày biện đẹp mắt: xôi trắng ngần, lạp vàng giòn, đủ đủ nộm hấp dẫn. Cô Lay xúc động cảm ơn mọi người. Mọi người ngồi ăn và nói chuyện vô cùng vui vẻ. Cô Lay đã kể bên đất nước của cô có nhiều phong tục đặc sắc. Họ sẽ tổ chúc té nước để nguyện cầu nước sẽ gột rửa mọi điều xấu xa và bệnh tật. Ai bị ướt nhiều thì sẽ càng gặp nhiều hạnh phúc. Người dân ở đó còn múa hát những điệu lamvong vui nhộn. Cô Lay đã hát một bài dân ca Lào rất ngọt ngào và thiết. Bà Lan nhẹ nhàng buộc lên cổ tay cô Lay một sợi chỉ đỏ và chúc cô hạnh phúc, sức khỏe. Cô Lay càng xúc động bội phần.

Bữa tiệc kết thúc, cô Lay cảm ơn mọi người rối rít và nói đây sẽ là cái Tết đáng nhớ nhất của cô. Chắc hẳn cô đã vơi bớt nỗi nhớ quê hương. Mọi người trong khu cũng vui vẻ vì đã đem không khí Tết đến cho cô Lay. Tôi cũng thật may mắn khi được tham gia bữa tiệc hôm đó. Nhờ nó mà tôi đã biết thêm về truyền thống dân tộc láng giềng. Mấy đứa trẻ chúng tôi còn hẹn nhau mai sau lớn lên nhất định sẽ sang bên Lào đón Tết một lần để được ăn món lạp thơm phức kia…

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ. Nhân dân toàn thế giới đang náo nức chuẩn bị đón chào năm mới với bao điều hứa hẹn đang chờ phía trước. Bỗng nhiên, trời đất nổi cơn giận dữ. Bão tố, cuồng phong, sóng thần, động đất... bất ngờ ập đến, tàn phá bao cơ sở vật chất và cướp đi sinh mạng hàng vạn con người. Đau thương, tang tóc trùm lên cuộc sống. Cả nhân loại bàng hoàng, đau đớn và ngay sau đó đã nhanh chóng tổ chức phong trào cứu trợ, giúp đỡ nạn nhân các vùng bị thiên tai.

 

Giúp đỡ vùng bão

Thay mặt nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Phan Văn Khải và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã kịp thời gửi điện chia buồn. Phong trào quyên góp được phát động rộng rãi trong cả nước. Xem tivi, em thấy các vị lãnh đạo cao cấp ủng hộ đầu tiên. Rồi các cơ quan, đoàn thể, công an, quân đội, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... nhiệt tình hưởng ứng.

Trường Tiểu học Lương Văn Can của chúng em trong tiết chào cờ sáng thứ hai, thầy Hiệu trưởng đã phát động phong trào quyên góp. Không khí trong trường, trong lớp khác hẳn mọi ngày, ở đâu cũng bàn tán xôn xao về hậu quả khủng khiếp của thiên tai mà bao người đang phải hứng chịu. Sáng thứ ba, mấy chục bạn học sinh 5A mang theo “heo đất” đến lớp. Một cuộc “mổ heo” diễn ra nhanh chóng. Được bao nhiêu tiền, các bạn đóng góp hết cả. Với số tiền dành dụm suốt năm được hai trăm ngàn, em định để may quần áo mới và mua chiếc cặp mới, nhưng lúc này, em sẵn sàng đóng góp để chia sẻ hoạn nạn với mọi người.

Chẳng mấy chốc, việc quyên góp đã xong. Trên bàn cô giáo, đống tiền xu để riêng, đống tiền giấy để riêng. Các bạn tổ trưởng ghi danh sách của tổ mình. Dù nhiều, dù ít, không bạn nào là không đóng góp.

Tiếng Việt lớp 3 trang 96 Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự kiện, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).

- Cảm nghĩ của em 

Trả lời:

- Tên bài đọc: Tương thân tương ái, sự thân thiện, giúp đỡ vùng bão. Bài đọc nói lên sự giúp đỡ hỗ trợ của bạn bè quốc tế và cộng đồng khi khó khăn.

- Qua bài đọc em hiểu hơn về tinh thần hữu nghị giữa các quốc gia cùng đồng bào cả nước.

Viết: Ôn các chữ viết hoa trang 97

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu hỏi: Chép lại bài thơ sau. Viết đúng các chữ hoa.

Sao Hôm, Sao Mai

Viết trang 97 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trời vừa chạng vạng

Sao Hôm hiện lên

Sao làm đèn ngủ

Đón em vào đêm.

 

Tinh mơ em dậy 

Lại ngôi Sao Mai

Sao làm ngọn đuốc

Tiễn em sang ngày

 

Hai sao chỉ một

Làm việc bằng hai

Đêm ngày thầm lặng

Chẳng cần khoe ai.

Phạm Đình Ân

Trả lời:

Em viết đúng chính tả và cẩn thận.

Nói và nghe: Sự tích cây lúa trang 97, 98

Tiếng Việt lớp 3 trang 97 Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện:

Sự tích cây lúa

Sự tích cây lúa trang 97, 98 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời:

Học sinh nghe giáo viên kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa.

Tiếng Việt lớp 3 trang 98 Câu 2: Trao đổi:

a) Tên câu chuyện giúp em hiểu câu chuyện nói về điều gì?

b) Theo câu chuyện, ai đã giúp người Phi-líp-pin biết cách trồng lúa?

c) Câu chuyện thể hiện sự trân trọng đối với cây lúa như thế nào?

Trả lời:

a) Tên câu chuyện giúp em hiểu câu chuyện nói về nguồn gốc ra đời của cây lúa. 

b) Theo câu chuyện, các vị thần đã giúp người Phi-líp-pin biết cách trồng lúa. 

c) Câu chuyện thể hiện sự trân trọng đối với cây lúa. 

Đọc: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua trang 99, 100

Bài đọc

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua

Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô Hiệu trưởng mời đoàn vào thăm một lớp. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt tự giới thiệu bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”. “Em là Giét-xi-ca.”,…Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài Kìa con bướm vàng bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như đàn tơ rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,… Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt: “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”

Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên In-tơ-nét. Các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: “Học sinh Việt Nam học những môn gì?”, “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”, “Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi gì?”

Đã đến lúc chia tay. Dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố châu Âu hoa lệ, mến khách.

Theo Quỳnh Phương

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 1: Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào?

Trả lời:

Học sinh Lúc-xăm-bua

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 2: Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú?

Trả lời:

- Các em học sinh giới thiệu tên và chào bằng tiếng Việt.

- Biết nói tiếng Việt.

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 3: Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì? Chọn ý em thích:

a) Các bạn học sinh rất hiếu khách

b) Các bạn học sinh rất yêu mến Việt Nam

c) Đoàn cán bộ Việt Nam nhớ mãi tình cảm của học sinh nước bạn.

Trả lời:

b) Các bạn học sinh rất yêu mến Việt Nam

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 4: Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này?

Trả lời:

Các bạn học sinh có tinh thần tìm hiểu các nước khác, tình yêu với Việt Nam, mến khách, thân thiện vui vẻ.

Luyện tập 

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 1: Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.

b) Viết hoa chữ cái đầu tiên, không gạch nối giữa các tiếng.

c) Viết hoa chữ cái đầu tiên của tất cả các tiếng trong tên.

Trả lời:

a) Viết hoa chữ cái đầu tiên và đặt dấu gạch nối giữa các tiếng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 100 Câu 2: Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.

Trả lời:

Mô-ni-ca, Giét-xi-ca.

Viết: Cu-ba tươi đẹp trang 101

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 1: Nhớ - viết: Cu-ba tươi đẹp (2 khổ thơ đầu)

Trả lời:

Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng mây

Anh đến Cu-ba một sáng ngày

Nắng rực trời tơ và biển ngọc

Đảo tươi một dải lụa đào bay.

 

Em ạ, Cu-ba ngọt lụm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộng bốn phương…

- Học sinh viết đúng chính tả chú ý từ ngữ dễ sai: trời tơ, biển ngọc, dải lụa.

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:

a) Vần ay hay ây?

Những chùm hoa bối rối

Một mùi hương thơm nồng

Đàn chào mào tr... hội

Rạng ng... đã sang sông.

 

Ai cũng bảo ng... dài

Mà vẫn lo d... sớm

Chỉ có ông Mặt Trời

Cứ đủng đà đủng đỉnh

 

b)Vần ay hay ai?

Ng... cháu còn thấp bé

Cánh cửa có h... then

Cháu chỉ c... then dưới

Nhờ bà cài then trên

 

Mỗi năm cháu lớn lên

Bà lưng còng cắm cúi

Cháu cài được then trên

Bà chỉ cài then dưới

 

Nay cháu về nhà mới

Bao cánh cửa- ô trời

Mỗi lần t... đẩy cửa

L... nhớ bà khôn nguôi.

Trả lời:

a) Vần ay hay ây?

Những chùm hoa bối rối

Một mùi hương thơm nồng

Đàn chào mào trẩy hội

Rạng ngày đã sang sông.

 

Ai cũng bảo ngày dài

Mà vẫn lo dậy sớm

Chỉ có ông Mặt Trời

Cứ đủng đà đủng đỉnh

 

b) Vần ay hay ai?

Ngày cháu còn thấp bé

Cánh cửa có hai then

Cháu chỉ cài then dưới

Nhờ bà cài then trên

 

Mỗi năm cháu lớn lên

Bà lưng còng cắm cúi

Cháu cài được then trên

Bà chỉ cài then dưới

 

Nay cháu về nhà mới

Bao cánh cửa- ô trời

Mỗi lần tay đẩy cửa

Lại nhớ bà khôn nguôi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 101 Câu 3: Em chọn vần nào?

a) Vần ay hay ây?

nước ch…

tr… cau

b… hòn đá lên

số b…

b) Vần ay hay ai?

ngày m...

m... áo

hôm n...

con n...

Trả lời:

a) Vần ay hay ây?

nước chảy

trẩy cau

bẩy hòn đá lên

số bảy

b) Vần ay hay ai?

ngày mai

may áo

hôm nay

con nai

Nói và nghe: Thực hành giao lưu trang 102

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 1: Hoạt động nhóm:

Thực hành giao lưu trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

- Mỗi nhóm (6-7 học sinh) chia làm 2 đội: đội Lúc-xăm-bua và đội Việt Nam

- Các đội tự giới thiệu, hát, múa và đặt câu hỏi cho đội bạn.

- Kết thúc giao lưu, hai đội chào tạm biệt.

Trả lời:

- Em thực hành theo hướng dẫn.

- Chia nhóm và đọc lại lời thoại trong bài

Tiếng Việt lớp 3 trang 102 Câu 2: Các nhóm giao lưu trước lớp

Thực hành giao lưu trang 102 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời:

Các nhóm thực hành giao lưu.

Đọc: Một kì quan trang 103, 104

Bài đọc

Một kì quan

Một kì quan lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diềuMột kì quan lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nằm cách thủ đô Phnom Pênh 317 km. Ăng co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.

          Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng tay trên đá lớn nhất thế giới. Chỉ riêng việc điêu khắc hình 1700 vũ nữ duyên dáng, từ khuôn mặt đến cử chỉ không ai giống ai, cũng đủ nói lên sự tinh xảo của những bức tranh đá này.

          Cách Ăng-co Vát không xa là khu đền Ăng-co Thom. Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.

          Kinh ngạc trước vẻ đẹp của Ăng-co, một giáo sĩ phương Tây đến thăm khu đền vào năm 1586 đã viết: “Đó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết.”

          Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.

Theo Ngọc Linh

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 1: Bài đọc miêu tả kì quan nào?

Trả lời:

Quần thể Ăng-co

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 2: Những chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát?

Trả lời:

- Khu đền chính Ăng-co Vát nổi bật với năm tòa tháp khổng lồ. Bên dưới các tòa tháp là những hành lang hun hút với những bức tranh điêu khắc tinh xảo. Đây là tác phẩm điêu khắc bằng tay trên đá lớn nhất thế giới.

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 3: Điều gì gây ấn tượng nổi bật ở Ăng-co Thom?

Trả lời:

- Ấn tượng nhất ở đây là đền Bay-on với hàng trăm pho tượng đá có bốn mặt, nhìn ra bốn hướng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 4: Vì sao di tích Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia?

Trả lời:

Vì vẻ đẹp và nét đặc trưng văn hóa của dân tộc được thể hiện ở đây.

Luyện tập 

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 1: Tìm đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc của bài đọc trên.

Trả lời:

Đoạn mở đầu: Nằm cách thủ đô Phnom Pênh 317 km. Ăng co là một quần thể đền đài nguy nga, hoàn toàn làm bằng đá.

Đoạn kết thúc: Khu di tích Ăng-co là niềm tự hào của đất nước Cam-pu-chia.

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 2: Các đoạn văn còn lại miêu tả kì quan Ăng-co theo trình tự nào?

Trả lời:

Theo trình tự không gian.

Viết: thư làm quen trang 104 

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 1: Dựa vào bài đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, em hãy viết thư cho một học sinh nước bạn

Viết trang 104 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời:

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2019

Giét-xi-ca thân mến!

Chắc bạn sẽ rất ngạc nhiên vì không biết mình là ai, phải không? Còn mình, mình biết bạn qua bài tập đọc: "Gặp gỡ ở Luc-xem-bua". Thấy bạn biết Tiếng Việt và có những tranh ảnh về Việt Nam, mình rất vui và tự hào. Mình xin tự giới thiệu, mình là Hương Trà, học sinh lớp 3G, trường tiểu học Cát Linh. Dạo này bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn thế nào, có tốt không? Còn mình thì vẫn tốt. Qua bài tập đọc mình biết bạn có thể nói được Tiếng Việt, mình rất mến bạn và muốn được làm quen với bạn. Vì vậy, khi nào rảnh mời bạn sang nước mình chơi, mình sẽ đưa bạn đi thăm cảnh đẹp đất nước mình.

Cuối thư mình xin chúc bạn mạnh khoẻ, học thật giỏi, nghe lời ông bà, cha mẹ. Thôi mình dừng bút đây.

Bạn mới của cậu

Lê Hương Trà

Tiếng Việt lớp 3 trang 104 Câu 2: Giới thiệu và bình chọn những bức thư hay.

Trả lời:

Em giới thiệu và bình chọn những bức thư hay.

Đọc: Nhập gia tùy tục trang 105, 106

Bài đọc

Nhập gia tùy tục 

Nhập gia tùy tục lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diềuNhập gia tùy tục lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau:

- Người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn. Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

- Khi ăn, bạn hãy dùng hai tay hoặc dùng tay phải. Nếu bạn muốn từ chối một món ăn, hãy chạm nhẹ vào đĩa ăn bằng tay phải.

- Không xoa đầu bất kì ai kể cả trẻ em. Người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

- Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ. Điều đó ở Bru-nây bị coi là thô lỗ. Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón cái của bàn tay phải để làm việc này.

- Không ăn uống ở nơi công cộng, trừ trường hợp bạn đi hội chợ ẩm thực hoặc đi dã ngoại.

Theo sách Tiếng Anh 3

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 1: Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao?

Trả lời:

- Người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn. Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 2: Vì sao các bạn không được xoa đầu người khác?

Trả lời:

- Không xoa đầu bất kì ai kể cả trẻ em. Người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 3: Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào?

Trả lời:

- Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ. Điều đó ở Bru-nây bị coi là thô lỗ. Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón cái của bàn tay phải để làm việc này.

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 4: Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán nơi đó thì có thể xảy ra điều gì?

Trả lời:

Gặp rắc rối do bị hiểu lầm

Luyện tập 

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 1: Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

a) Một câu có từ hãy

b) Một câu có từ nên

c) Một câu có từ không

Trả lời:

a) Một câu có từ hãy

Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón cái của bàn tay phải để làm việc này

b) Một câu có từ nên

Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau

c) Một câu có từ không

Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 2: Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc đề nghị với bạn

Trả lời:

a) Hãy tôn trọng quy tắc

b) Nên tìm hiểu về các phong tục

c) Không cố ý vi phạm phong tục tập quán.

Viết: Hạt mưa trang 106, 107

Tiếng Việt lớp 3 trang 106 Câu 1: Nghe – viết

Hạt mưa

Mây mang đầy mình nước

Gió thổi thành hạt mưa

Rồi chia đều cho đất

Cho cỏ cây, sông hồ.

 

Hạt mưa ủ trong vườn

Thành mỡ màu của đất

Hạt mưa trang mặt nước

Làm gương cho trăng soi

 

Hạt mưa đến là nghịch 

Có hôm chẳng cần mây

Bất chợt ào ào xuống

Rồi ào ào đi ngay  

Trả lời:

Em viết đúng chính tả và chú ý từ ngữ dễ sai: Chia đều, mỡ màu, trăng soi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 2: Chọn chữ phù hợp vào ô trống:

a) l hoặc n?

Mưa ...ắng bắc cầu vồng

Ai đi đâu, về đâu?

Không thấy sóng dưới cầu

Chỉ mênh mông đồng ...úa

 

Cầu vồng như dải ...ụa

Rực rỡ bảy sắc màu

Cầu chờ mãi hổi ...âu

Không ai qua, biến mất...

b) v hay d?

Cá gì …ốn rất hiền lành

Xưa được chị Tấm ...ỗ ...ành nuôi cơm?

Trả lời:

a) l hoặc n?

Mưa nắng bắc cầu vồng

Ai đi đâu, về đâu?

Không thấy sóng dưới cầu

Chỉ mênh mông đồng lúa

 

Cầu vồng như dải lụa

Cầu chờ mãi hổi lâu

Không ai qua, biến mất...

b) v hay d?

Cá gì vốn rất hiền lành

Xưa được chị Tấm dỗ dành nuôi cơm?

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 3: Em chọn chữ nào phù hợp với ô trống?

a) l hay n?

Mặt Trời tỏa ánh ...ắng sáng ...ấp ...ánh trên những tàu ...á còn ướt đẫm sương đêm.

b) v hay d?

Chúng tôi ..ạo chơi một ...òng  khắp công viên rồi ..ui ...ẻ ra về.

Trả lời:

a) l hay n?

Mặt Trời tỏa ánh nắng sáng lấp lánh trên những tàu lá còn ướt đẫm sương đêm.

b) v hay d?

Chúng tôi dạo chơi một vòng khắp công viên rồi vui vẻ ra về.

Nói và nghe: Em đọc sách báo trang 107, 108

Tiếng Việt lớp 3 trang 107 Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một nước bạn (hoặc tình hữu nghị) mà em đã đọc ở nhà.

Trả lời:

Em đọc lại bài thơ Cu-ba.

Tiếng Việt lớp 3 trang 108 Câu 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện 

Trả lời:

Câu chuyện nói về vẻ đẹp và tình yêu với đất nước Cu-ba.

Đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh trang 109, 110

Bài đọc

Bác sĩ Y-éc-xanh

Bác sĩ Y-éc-xanh lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diềuBác sĩ Y-éc-xanh lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh, phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.

          Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngôi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

          Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:

- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao?

          Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Ngừng một chút, ông tiếp:

- Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.

          Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn lên bờ cát.

Theo Cao Linh Quân

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 1: Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?

Trả lời:

Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh, phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 2: Bà khách có ấn tượng về bác sĩ Y-éc-xanh như thế nào?

 Trả lời:

Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngôi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 3: Lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh thể hiện ở những câu nói nào?

Trả lời:

- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 4: Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì?

Trả lời:

“Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống ở nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.” Lời tâm sự thể hiện y đức cao quý cùng lẽ sống đáng trân trọng của bác sĩ.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 1: Tìm trong bài đọc một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích.

Trả lời:

“Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta.

Tiếng Việt lớp 3 trang 110 Câu 2: Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích

a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh...

b) Nhà bác học thật khác với những gì bà đã tưởng tượng...

Trả lời:

a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh: một là ngưỡng mộ hai là tò mò.

b) Nhà bác học thật khác với những gì bà đã tưởng tượng: bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngôi toa hạng ba.

Viết: Em kể chuyện trang 111

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 1: Kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết.

Viết trang 111 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời: 

Học sinh nhớ và kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa

Tiếng Việt lớp 3 trang 111 Câu 2: Kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua

Viết trang 111 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời:

- Em kể lại chuyện đóng vai giao lưu thực hành.

- Chú ý kể chi tiết lời thoại.

Em đã được vinh dự theo đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Cô giáo hiệu trưởng đã mời đoàn vào thăm lớp 6A. Mọi người trong đoàn và cả em đã cảm thấy vô cùng bất ngờ khi các bạn học sinh trong lớp tự giới thiệu tên của mình bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”... Sau đó, các bạn đã hát tặng mọi người bài hát “Kìa con bướm vàng”, giới thiệu những đồ vật đã sưu tầm được: đàn tơ-rưng, nón lá, tranh cây dừa, ảnh xích lô… Đặc biệt nhất là bức tranh vẽ Quốc kỳ Việt Nam và lời hô vang: “Việt Nam, Hồ Chí Minh” khiến em cảm thấy được tình yêu của các bạn học sinh.

Sau đó, cô giáo của các bạn học sinh lớp 6A đã giải thích rằng cô từng sống ở Việt Nam hai năm. Cô rất yêu thích đất nước Việt Nam nên đã dạy cho học sinh của mình nói tiếng Việt, kể những điều tốt đẹp về con người và đất nước Việt Nam. Các bạn học sinh còn tìm hiểu về Việt Nam qua in-tơ-nét. Khi đến giờ giao lưu, các bạn học sinh đã đặt cho các thầy cô trong đoàn rất nhiều câu hỏi. Nào là “Học sinh Việt Nam học những môn gì”. Nào là “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”. Hay cả “Ở Việt Nam, trẻ em thích chơi những trò gì”.

Đến lúc chia tay, mọi người đều tiếc nuối. Dưới làn tuyết trắng bay mù mịt, các bạn đứng vẫy tay và nhìn theo đoàn xe đi xa rồi khuất hẳn.

Đọc: Người hồi sinh di tích trang 112, 113, 114

Bài đọc

Người hồi sinh di tích

Người hồi sinh di tích lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diềuNgười hồi sinh di tích lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

          Giữa những ngôi nhà nhỏ, mái ngói nhấp nhổ của đôi thị cổ Hội An, có một bức tượng được người dân và du khách thường xuyên đến dâng hoa và hương. Đó là tượng kiến trúc sư Ka-dích. Từ đất nước Ba Lan xa xôi, ông đã đến Việt Nam và xống hiến cho việc hồi sinh nhiều di sản văn hóa suốt 17 năm trời, cho đến những ngày cuối đời. Ông là người có công lớn trong việc phát triển đô thị cổ Hội An thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.

          Nhiều người con nhớ những ngày Ka-dích tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn. Ông làm việc say mê, bất chấp mùa hè nóng nực, côn trùng rất nhiều, bom mìn còn sót lại trong chiến tranh có thể nổ bất cứ lúc nào. Ông đã cùng mọi người ăn nước suối, tắm nước suối, ngủ trong lán trại, ăn mắm dưa như một nông dân thực thụ.

          Ngoài Mỹ Sơn, Hội An, Ka-đích còn có những đóng góp lớn trong việc trùng tu di tích Hoàng Thành Huế. Ông cũng là người giới thiệu các di sản văn hóa này với thế giới. Cả Hoàng thành Huế, thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An đều được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Theo Duy Hiển và An Nhi

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 1: Ông Ka-dích là người nước nào?

Trả lời:

Ông Ka-dích là người nước Ba-lan

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 2: Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản  nổi tiếng nào của Việt Nam?

Trả lời:

Mỹ Sơn, Hội An, di tích Hoàng Thành Huế.

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 3: Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông?

Trả lời:

Ông là một người tâm huyết và mang tình yêu to lớn với Việt Nam

Tiếng Việt lớp 3 trang 113 Câu 4: Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học.

Trả lời:

Họ đều là những người tài giỏi và yêu Việt Nam. Cống hiến cho xã hội.

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 1: Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh:

a)

Sông Hoài duyên dáng Hội An

Đèn hoa lấp lánh .... ngàn sao xa

b) Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa ... bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

Trả lời:

a) 

Sông Hoài duyên dáng Hội An

Đèn hoa lấp lánh như ngàn sao xa

b) Những khóm phong lan đuôi chồn lá dài móc trên cành đa như bờm ngựa thả xuống những chùm hoa tím khiêm tốn, dịu dàng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 114 Câu 2: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa, hoặc con vật ) mà em yêu thích. 

Người hồi sinh di tích lớp 3 | Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều

Trả lời:

- Chú mèo bông có bộ lông êm như nhung. 

- Cánh hoa sứ chụm lại trông giống như cái phễu. 

- Hoa hồng lộng lẫy như nàng công chúa. 

- Lá bàng đỏ như màu đồng hun. 

- Giọt sương long lanh như hạt ngọc. 

- Chú thỏ có bộ lông mượt như nhung. 

Góc sáng tạo: Viết về một nhân vật trong truyện trang 115

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a) Một du khách hỏi vì sao nhiều đô thị Việt Nam có đường phố mang tên Y-éc-xanh. Em hãy viết một đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó.

b) Một du khách hỏi vì sao ở Hội An có bức tượng kiến trúc sư Ka-dích. Em hãy viết đoạn văn về kiến trúc sư ka-dích để trả lời vị khách đó.

Trả lời:

a) Bác sĩ Y-éc-xanh sinh năm 1863, vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ. Năm 1891, sau khi đi nhiều nơi trên thế giới, cuối cùng ông chọn vùng đất Nha Trang (Khánh Hòa) nắng ấm là nơi dừng chân để sinh sống và nghiên cứu khoa học. Ông đã dựng một ngôi nhà gỗ ở Xóm Cồn, mở phòng khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo.

b) Trong việc đưa di sản Việt vươn tầm thế giới, phải kể đến công lao của kiến trúc sư Kazik. Ông chính là người đã góp phần rất lớn trong việc trùng tu các nét văn hóa trong kiến trúc cổ tại miền Trung. Và giúp hàng loạt các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Như: phố cổ Hội An, cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn.

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu 2: Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay

Trả lời:

Em giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay

Tự đánh giá trang 115

Tiếng Việt lớp 3 trang 115 Câu hỏi: Sau bài 18, em đã biết thêm những gì, đã làm thêm được những gì? Hãy hoàn chỉnh bảng dưới đây và tự đánh giá theo gợi ý:

Tự đánh giá trang 115 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Cánh diều

Trả lời:

Học sinh đánh giá những việc đã biết và đã làm được. 

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Trái Đất của em

Bài 18: Bạn bè bốn phương

Bài 19: Ôn tập cuối năm

Đánh giá

0

0 đánh giá