SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

2 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài tập 1 trang 55 SBT Kinh tế pháp luật 10Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.

Câu a) Nhà nước giữ vai trò gì trong nền kinh tế thị trường?

A. Thu hút nguồn vốn từ nước ngoài.

B. Huy động nguồn lực kinh tế trong nhân dân.

C. Trực tiếp dẫn dắt nền kinh tế.

D. Điều tiết, định hướng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu b) Nền văn hoá Việt Nam hiện nay nước ta đang xây dựng là nền văn hoá như thế nào?

A. Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

B. Có nội dung xã hội chủ nghĩa.

C. Mang bản chất của giai cấp nông dân.

D. Lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu c) Giáo dục và đào tạo ở nước ta có nhiệm vụ gì?

A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

B. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

C. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

D. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu d) Khoa học và công nghệ có vai trò

A. then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

B. phổ biến các giá trị của quốc gia.

C. giữ gìn truyền thống của dân tộc…

D. chủ động tìm kiếm thị trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu e) Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Chính phủ.

B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Các cơ quan chức năng.

D. Nhà nước và mọi công dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của các cá nhân, tổ chức trong những trường hợp sau?

a. Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.

b. Bà H nhập hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc về bản cho người dân.

c. Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình.

d. Trường T tổ chức cho học sinh tham quan triển lãm khoa học - công nghệ của thành phố.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của ông S và con trai là sai, vi phạm pháp luật. Hành vi này tiêu diệt nhiều loài động vật sống dưới nước, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản, đồng thời có thể gây nguy hiểm cho con người nên bị pháp luật nghiêm cấm.

- Trường hợp b. Hành vi của bà H là vi phạm pháp luật và đáng bị phê phán. Người tiêu dùng khi sử dụng những hàng hoá kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

- Trường hợp c. Hành vi của ông M là đúng, đáng khen ngợi. Việc làm của ông đã góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ mọi người.

- Trường hợp d. Trường I đã có việc làm tốt, tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ, góp phần khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.

Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. K và H thảo luận về nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá. K thắc mắc với H: “Sao có thể xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được nhỉ? Vì theo tớ, tiên tiến có nghĩa là hiện đại, mới, loại bỏ cái cũ. Do vậy không thể có một nền văn hoá vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc dân tộc được”.

Nếu là H, em sẽ trả lời K như thế nào?

- Tình huống b. Khi đến nhà bạn chơi, thấy D chỉ rửa hai cái bát mà đổ đầy cả một chậu nước to và vẫn mở vòi cho nước chảy, M liền bảo: “Sao cậu dùng lãng phí nước thế. Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ môi trường đấy". Nghe M nói vậy, D liền đáp: “Tớ dùng nhiều hay ít nước thì có liên quan đến ai đâu, bố mẹ tớ trả tiền nước mà”.

1/ Em có đồng tình với quan điểm của D không? Vì sao?

2/ Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về bảo vệ môi trường?

Lời giải:

- Tình huống a. Nếu là H, em sẽ nói với K rằng: nền văn hóa mà Việt Nam xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ “Tiên tiến” là yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.

+ “Bản sắc dân tộc” bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là, lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong cuộc sống; dũng cảm, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm …

Tình huống b.

- Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với quan điểm của D, vì: mọi cá nhân đều cần nâng cao ý thức trách nhiệm và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu số 2: Tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều hệ lụy lớn. Chính vì thế, bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân nào mà đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, ngay cả những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.  Để bảo vệ tài nguyên, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, mỗi học sinh cần:

+ Nghiêm túc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường.

+ Tích cực tham gia vào các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

+ Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường.

+ Chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

+ …

Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu"? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục?

Lời giải:

(*) Tham khảo:

Dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói thì sẽ dễ bị đồng hoá và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, lời dạy của Bác vẫn luôn có giá trị, là nguồn sáng soi đường, chỉ lối cho các bước đi của dân tộc Việt Nam.

Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, em cần tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá