Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9 (Kết nối tri thức): Dịch vụ tín dụng

7.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

1. Tín dụng ngân hàng.

a) Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

- Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng ngân hàng

b) Một số hình thức tín dụng ngân hàng

* Cho vay tín chấp

Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

- Đặc điểm của cho vay tín chấp là: Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn, mức lãi khá cao.

- Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tín chấp (minh họa)

* Cho vay thế chấp

- Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay.

- Đặc điểm của vay thế chấp là: Người vay phải có tài sản đảm bảo. Thủ tục vay phức tạp. Số tiền cho vay tương đối lớn, lãi suất phù hợp, thời gian cho vay dài.

- Khi vay thế chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn. Trường hợp không thể trẻ nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng thanh lí.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay thế chấp (minh họa)

* Cho vay trả góp

- Cho vay trả góp của ngân hàng là hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng vởi số nợ gốc được chia ra đề trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

- Đặc điểm của cho vay trả góp là: hàng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc; hạn mức cho vay cao, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thời hạn thanh toán linh hoạt.

- So với việc thanh toán hết một lần, mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thi lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.

- Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tở cần thiết theo yêu cầu cùa ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tiền trả góp online (minh họa)

2. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng thương mại (minh họa)

3. Tín dụng tiêu dùng

a) Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

- Tín dụng tiêu dùng là khái niệm chỉ quan hệ kinh tế giữa người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hoá).

- Đặc điểm:

+ Mục đích vay để tiêu dùng: nguồn trả nợ là thu nhập của người vay;

+ Người vay là cá nhân, hộ gia đình;

+ Người cho vay là ngân hàng, công ty tài chính....;

+ Lượng tiền cho vay thường nhỏ, lãi suất thường cao.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng tiêu dùng (minh họa)

b) Một số dịch vụ tín dụng tiêu dùng

* Dịch vụ cho vay trả góp của công ty tài chính.

- Cho vay trả góp là: tổ chức tín dụng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

- Đặc điểm của cho vay trả góp là:

+ Hàng tháng người vay phả trả lãi và một phần số nợ gốc;

+ Hạn mức cho vay cao, lãi suất thấp,

+ Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thời hạn thanh toán linh hoạt.

- So với việc thanh toán hết một lần, việc mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trà hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trà góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.

- Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

* Cho vay tiêu dùng qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card) là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành.

- Căn cứ vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thể, ngân hàng cấp một số tiền cho chủ thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ và quy định hạn quyết toán cho khoản tiền đã chi trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn quyết toán, chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã chi cho ngân hàng, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng phải chịu lãi.

- Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội:

+ Với cá nhân: có cơ hội được ưu đãi về lãi suất khi vay tiền ngân hàng nhờ có lịch sử tín dụng tốt đồng thời còn được hoàn lại một khoản tiền nhỏ theo giá trị hoá đơn mỗi khi mua sắm trong khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ không có được, hạn chế được những rủi ro từ việc giữ tiền mặt, thực hiện thanh toán nhanh gọn, an toàn.

+ Với xã hội: việc nhiều cá nhân thực hiện thanh toán qua thẻ sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt cần phát hành trong lưu thông, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử, thanh toán hoá đơn điện tử,...

+ Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thẻ có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chi qua thẻ đúng kì hạn. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Cho vay theo hạn mức thẻ tín dụng

4. Tín dụng nhà nước

a) Đặc điểm tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa nhà nước với những tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư cùa nhà nước để xây dưng Tổ quốc và nhà nước cho vay thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triền xã hội bền vững.

- Đặc điểm:

+ Tín dụng nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi: theo kế hoạch, chủ trương của nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của nhà nước;

+ Lãi suất vay cùa nhà nước hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

b) Một số mô hình tín dụng nhà nước

* Phát hành trái phiếu chính phủ.

- Trong hoạt động bán trái phiếu chính phủ: nhà nước là người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ.

- Thời hạn trái phiếu thường từ 1 năm trở nên, công trái xây dựng Tổ quốc còn cỏ thời hạn dài hơn, thường là 5 năm.

- Trái phiếu chính phủ có thể mua bán, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường chứng khoán.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Trái phiếu chính phủ

* Tín dụng cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội

- Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước được thành lập để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán.

- Ngân hàng chính sách xã hội có hai phương thức cho vay, cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác trong đỏ uỷ thác lá chủ yếu. Ngân hàng thực hiện uỷ thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho các Hội, Đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối tượng cho vay phải là đối tượng được quy định trong các chương trình ưu đãi của Nhà nước giao cho ngân hàng này thưc hiện. Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp ở các địa phương để cung cấp dịch vụ tín dụng nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi cho người dân.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tiền tại ngân hàng chính sách xã hội (minh họa)

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Câu 1. Việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn được gọi là

A. tín dụng ngân hàng.

B. tín dụng.

C. giao dịch điện tử.

D. giao dịch ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Câu 2. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng

A. chi trả một nửa gốc và lại khi đến hạn.

B. chi trả 50% lãi khi đến hạn.

C. hoàn trả toàn bộ tiền gốc.

D. hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Câu 3. Phương án nào sau đây là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

B. Không giới hạn thời gian vay.

C. Chỉ cần trả tiền gốc.

D. Không tiềm ẩn rủi ro.

Đáp án đúng là: A

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Câu 4. Phương án nào sau đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

B. Có tính thời hạn.

C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi.

D. Không có tính thời hạn.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Câu 5. Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào

A. uy tín của người vay, nhưng cần tài sản bảo đảm.

B. uy tín của người cho vay, không cần tài sản bảo đảm.

C. uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

D. uy tín của người cho vay, cần tài sản bảo đảm.

Đáp án đúng là: C

Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

Câu 6. Phương án nào sau đây là đặc điểm của cho vay tín chấp?

A. Thủ tục vay phức tạp.

B. Số tiền vay không giới hạn.

C. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.

D. Mức lãi vay khá thấp.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm của cho vay tín chấp là: Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn, mức lãi khá cao.

Câu 7. Phương án nào sau đây không là đặc điểm của cho vay tín chấp?

A. Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay.

B. Thủ tục vay đơn giản.

C. Số tiền vay không giới hạn.

D. Thời hạn cho vay ngắn.

Đáp án đúng là: C

Số tiền vay không giới hạn không là đặc điểm của cho vay tín chấp.

Đặc điểm của cho vay tín chấp là: Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn, mức lãi khá cao.

Câu 8. Khi vay tín chấp, người vay cần có trách nhiệm nào sau đây?

A. Cung cấp trung thực, chính xác các  thông tin cá nhân.

B. Trả ít nhất 50% vốn vay và lãi theo đúng hạn.

C. Có thể mượn thông tin của người khác để vay.

D. Có thể có hoặc không cần thiết giấy tờ vay.

Đáp án đúng là: A

Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

Câu 9. Phương án nào sau đây không phải là trách nhiệm của người vay tín chấp?

A. Cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân.

B. Cung cấp giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.

C. Phải trả đủ cả vốn vay và lãi đúng theo thời hạn.

D. Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn.

Đáp án đúng là: D

Có thể ra thêm hạn vay nếu không đủ tiền trả theo thời hạn không phải là trách nhiệm của người vay khi vay tín chấp.

Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

Câu 10. Trong trường hợp vay thế chấp mà không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chịu trách nhiệm nào sau đây?

A. Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.

B. Nộp phạt với mức tiền tương đương đã vay thế chấp trước đó cho ngân hàng.

C. Chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật khi không trả đúng hạn.

D. Cho thêm thời hạn để người vay tìm cách trả đúng khoản nợ đã vay cho ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp vay thế chấp mà không thể trả nợ cho ngân hàng thì người vay phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.

Câu 11. Hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay được gọi là

A. Vay tín dụng.

B. Vay trả góp.

C. Vay thế chấp.

D. Vay không lãi.

Đáp án đúng là: B

Cho vay trả góp của ngân hàng là hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

Câu 12. Chị K có hai mươi triệu đồng để mua một chiếc xe máy nhưng khi đến cửa hàng, chiếc xe mà chị lựa chọn có giá năm mươi triệu đồng. Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên lựa chọn phương án nào sau đây?

A. Mua theo hình thức trả góp.

B. Thế chấp tài sản để mua xe.

C. Vay ngân hàng với lãi suất cao.

D. Vay nợ đen để đủ tiền mua.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp này, để có thể mua được chiếc xe máy mà chị lựa chọn thì chị nên mua theo hình thức trả góp, vì hiện nay các hãng xe đã áp dụng hình thức mua trả góp để tạo điều kiện cho người mua có thể mua xe, nhằm thúc đẩy cầu.

Câu 13. Ông T vay ngân hàng năm trăm tỉ để kinh doanh, để được vay ông phải mang giấy tờ nhà để thế chấp với ngân hàng. Do dịch covid nên việc kinh doanh của ông thua lỗ nặng và phá sản vì vậy ông không thể trả theo đúng thời hạn thỏa thuận với ngân hàng trước đó. Trường hợp này, ông T sẽ phải làm gì để thanh toán nợ ngân hàng?

A. Chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp cho ngân hàng.

B. Được ra thêm thời hạn để xoay nợ trả ngân hàng.

C. Phạt hành chính và tiếp tục được thêm thời hạn trả nợ.

D. Bị xử phạt hình sự về hành vi không hoàn trả nợ ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Trường hợp này, ông T sẽ phải chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp, cụ thể là ngôi nhà đã thế chấp cho ngân hàng.

Câu 14. Q thi đỗ đại học, tuy nhiên gia đình Q không có khả năng nuôi em ăn học vì hoàn cảnh khó khăn. Trong trường hợp này, nếu là người nhà của Q em sẽ khuyên bố mẹ Q như thế nào sau đây?

A. Nên cho Q ở nhà đi lao động và nghỉ việc học.

B. Vay ngân hàng theo chính sách xã hội.

C. Vay lãi cao để có thể tiếp tục cho Q đi học.

D. Vay thế chấp ngân hàng để có thể cho Q đi học.

Đáp án đúng là: B

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước được thành lập để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vậy. Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán. Vì vậy gia đình Q có thể vay theo chính sách xã hội để được đảm bảo nhất.

Câu 15. Anh M mới đăng kí sử dụng một loại thẻ mà được chi tiêu, mua sắm thoải mái mặc dù trong thẻ không có tiền, tuy nhiên trong một khoảng thời hạn nhất định nếu anh M không hoàn trả số tiền đã chi tiêu thì anh phải trả một mức lãi theo quy định. Trong trường hợp này, anh M đang sử dụng loại thẻ nào sau đây?

A. Thẻ trả trước.

B. Thẻ ghi nợ quốc tế.

C. Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card).

D. Thẻ ATM.

Đáp án đúng là: C

Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card) là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành. Căn cứ vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thẻ, ngân hàng cấp một số tiền cho chủ thẻ sử dụng để thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ và quy định hạn quyết toán cho khoản tiền đã chi trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn quyết toán, chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã chi cho ngân hàng, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng phải chịu lãi.

Câu 16. Dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân là gì?

A. Đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ.

B. Mang tính bắt buộc.

C. Nguồn vốn nhàn rỗi.

D. Mang tính phi ngân hàng.

Đáp án đúng là: A

Về mặt kinh tế, đối tượng kinh doanh chính, mang tính nghề nghiệp của tổ chức tín dụng là tiền tệ và đó là dấu hiệu để phân biệt tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế quốc dân.

Câu 17. Tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật nào của nước ta?

A. Luật dân sự. 

B. Luật tài chính Ngân hàng.

C. Luật Các tổ chức tín dụng.

D. Luật hình sự.

Đáp án đúng là: C

Về mặt pháp lí, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng thuộc phạm vi áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.

Câu 18. Tín dụng nước ta được chia làm mấy loại cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: C

Tín dụng nước ta được chia làm 4 loại chính:

- Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng thương mại

- Tín dụng tiêu dùng

- Tín dụng nhà nước

Câu 19. Loại tín dụng được ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn gọi là gì?

A. Tín dụng ngân hàng.

B. Tín dụng nhà nước.

C. Tín dụng thương mại.

D. Tín dụng tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Theo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 trang 53, tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

Câu 20. Tín dụng ngân hàng có đặc điểm gì?

A. Dựa trên cơ sở lòng tin.

B. Có tính thời hạn.

C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Câu 21. Hình thức cho vay tín chấp thuộc loại tín dụng nào?

A. Tín dụng nhà nước.

B. Tín dụng ngân hàng.

C. Tín dụng tiêu dùng.

D. Tín dụng thương mại.

Đáp án đúng là: B

Cho vay tín chấp là hình thức cho vay tín dụng ngân hàng dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm. Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

Câu 22. Hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay được gọi là gì?

A. Cho vay thế chấp.

B. Cho vay tín chấp.

C. Cho vay trả góp.

D. Hình thức cho vay khác.

Đáp án đúng là: A

Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lí tài sản thế chấp.

Câu 23. Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm gì?

A. Cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng.

B. Thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn.

C. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.

Câu 24. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm tín dụng nhà nước?

A. Cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước.

B. Lãi suất vay hấp dẫn hơn so với ngân hàng thương mại.

C. Lãi suất vay biến động hơn so với ngân hàng thương mại.

D. Lãi suất vay ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm tín dụng nhà nước là cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước; lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

Câu 25. Loại tín dụng được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi được gọi là gì?

A. Tín dụng thương mại.

B. Tín dụng nhà nước.

C. Tín dụng ngân hàng.

D. Tín dụng tiêu dùng.

Đáp án đúng là: A

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá