SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9 (Kết nối tri thức): Dịch vụ tín dụng

3 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài tập 1 trang 29 SBT Kinh tế pháp luật 10Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?

A. Có tính rủi ro.

B. Có tính thời hạn.

C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.

D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng thương mại?

A. Đối tượng cho vay là hàng hoá.

B. Chủ thể đi vay là doanh nghiệp.

C. Thanh toán khoản vay cũng bằng hàng hoá.

D. Chủ thể cho vay là doanh nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng tiêu dùng?

A. Người vay là cá nhân, hộ gia đình.

B. Bao gồm cả tiêu dùng của doanh nghiệp.

C. Mục đích vay để tiêu dùng.

D. Số tiền được vay thường không lớn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu d) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng nhà nước?

A. Chủ thể cung ứng vấn đề cấp tín dụng là Nhà nước.

B. Cho vay với lãi suất ưu đãi.

C. Người được cấp vốn tín dụng nhà nước không phải hoàn trả.

D. Theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài tập 2 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ là dịch vụ tiện lợi nhất.

b. Dịch vụ cho vay trả góp thực chất là dịch vụ cho vay thế chấp.

c. Mua trái phiếu chính phủ là kênh đầu tư an toàn.

Lời giải:

- Ý kiến a. Không đồng tình, vì những dịch vụ tín dụng ít cần đến thủ tục giấy tờ (ví dụ tín dụng đen) sẽ có những mặt trái: lãi suất cao, phải chịu sức ép lớn khi đến hạn trả nợ,...

- Ý kiến b. Không đồng tình, vì dịch vụ cho vay trả góp của ngân hàng không phải lúc nào cũng cần thế chấp tài sản.

- Ý kiến c. Đồng tình, vì Nhà nước là chủ thể tồn tại lâu dài, sẽ đảm bảo trả vốn lẫn lãi cho người mua trái phiếu chính phủ.

Bài tập 3 trang 30 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nhận xét việc thực hiện các dịch vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp dưới đây:

a. Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng C coi giấy tờ công nhận quyền sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp.

b. Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em.

c. Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp.

d. Việc đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người sử dụng tín dụng chỉ được thực hiện ở một số ngân hàng lớn.

Lời giải:

- Trường hợp a. Điều này đúng, để đảm bảo tính an toàn khoản cho vay của ngân hàng.

- Trường hợp b. Điều này đúng, khi làm thủ tục vay, đại diện gia đình phải đứng ra vay và chịu trách nhiệm với ngân hàng về khoản tiền vay.

- Trường hợp c. Điều này đúng, vì số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp càng lớn sẽ khiến chủ doanh nghiệp trách nhiệm hơn với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chứng tỏ được khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp.

- Trường hợp d. Điều này sai, vì việc đánh giá điểm tín dụng của người sử dụng tín dụng được đánh giá trên toàn hệ thống chứ không phải chỉ thực hiện với một vài ngân hàng lớn.

Bài tập 4 trang 31 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tư vấn cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:

- Tình huống a. Thấy chị D là nhân viên của một doanh nghiệp nhà nước, được ngân hàng cho vay tín chấp 80 triệu đồng để sửa nhà, bác Y hàng xóm làm nội trợ ở nhà cũng muốn được vay tín chấp như vậy để mua xe máy cho con.

- Tình huống b. Cô N vay trả góp một khoản tiền lớn trong thời gian 10 năm để mua nhà. Sau 5 năm, Cô kiếm được tiền đủ để trả hết nợ vay của ngân hàng nhưng thời hạn trả góp còn 5 năm nữa. Cô băn khoăn chưa biết nên quyết định thế nào.

- Tình huống c. Doanh nghiệp tư nhân của ông A chuyên sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X, tuy nhiên hiện tại có một số nguyên liệu ông A cần nhưng doanh nghiệp X không có. Ông A băn khoăn nên mua trực tiếp tất cả các nguyên liệu bằng tiền mặt ở một cơ sở khác cho tiện hay vẫn tiếp tục sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X.

- Tình huống d. Cô D có 100 triệu đồng đang định đến gửi tiết kiệm ở một ngân hàng thương mại. Có người khuyên nên đầu tư mua trái phiếu chính phủ khiến cô bắn khoăn không biết nên quyết định thế nào.

Lời giải:

- Tình huống a. Chị D có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay tín chấp: nhân viên một doanh nghiệp nhà nước, có thu nhập ổn định hằng tháng. Còn bác, không có những điều kiện đó, do vậy khó vay tín chấp từ ngân hàng.

- Tình huống b. Cô N nên xem xét kĩ các điều khoản ghi trong hợp đồng cho vay trả góp. Nếu hợp đồng có điều khoản cho phép trả trước hạn, thì thường mức phí trả nợ trước hạn sẽ cao. Khi đó cô N cần cân nhắc, so sánh khoản phải trả khi trả nợ trước hạn và khoản phải trả cho đến khi hết thời hạn.

- Tình huống c. Đây là điểm hạn chế của tín dụng thương mại. Ông A vẫn có thể sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp X với những nguyên liệu họ có. Những nguyên liệu doanh nghiệp X không có ông A sẽ mua trực tiếp ở cơ sở kinh doanh khác.

- Tình huống d. Nếu trong thời gian dài cô D không có nhu cầu sử dụng số tiền này thì có thể mua trái phiếu chính phủ để được hưởng lãi suất hấp dẫn và ổn định hơn so với gửi tiết kiệm ở ngân hàng thương mại và độ an toàn cũng rất cao.

Bài tập 5 trang 31 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy tìm hiểu và giới thiệu Chương trình tín dụng của Nhà nước cho học sinh, sinh viên vay vốn hỗ trợ học tập.

Lời giải:

(*) Bài tham khảo:

- Ngày 4/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.

Theo Quyết định, đối tượng vay vốn bao gồm: Học sinh các cấp đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp.

Để được vay vốn, học sinh, sinh viên phải đáp ứng các điều kiện sau:

Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

Mỗi học sinh, sinh viên đáp ứng các điều kiện trên có thể được vay vốn với mức tối đa là 10 triệu đồng/học sinh, sinh viên, lãi suất 1,2%/năm và thời hạn cho vay tối đa là 36 tháng. Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone).

Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của học sinh, sinh viên là người đứng tên vay và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp đã đủ 18 tuổi thì được trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cư trú hoặc nơi nhà trường đóng trụ sở nếu hộ gia đình không còn thành viên nào đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

1. Tín dụng ngân hàng.

a) Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

- Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

- Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng ngân hàng

b) Một số hình thức tín dụng ngân hàng

* Cho vay tín chấp

- Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

- Đặc điểm của cho vay tín chấp là: Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn, mức lãi khá cao.

- Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tín chấp (minh họa)

* Cho vay thế chấp

- Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay.

- Đặc điểm của vay thế chấp là: Người vay phải có tài sản đảm bảo. Thủ tục vay phức tạp. Số tiền cho vay tương đối lớn, lãi suất phù hợp, thời gian cho vay dài.

- Khi vay thế chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn. Trường hợp không thể trẻ nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng thanh lí.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay thế chấp (minh họa)

* Cho vay trả góp

- Cho vay trả góp của ngân hàng là hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng vởi số nợ gốc được chia ra đề trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

- Đặc điểm của cho vay trả góp là: hàng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc; hạn mức cho vay cao, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thời hạn thanh toán linh hoạt.

- So với việc thanh toán hết một lần, mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thi lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.

- Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tở cần thiết theo yêu cầu cùa ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tiền trả góp online (minh họa)

2. Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng thương mại (minh họa)

3. Tín dụng tiêu dùng

a) Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

- Tín dụng tiêu dùng là khái niệm chỉ quan hệ kinh tế giữa người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hoá).

- Đặc điểm:

+ Mục đích vay để tiêu dùng: nguồn trả nợ là thu nhập của người vay;

+ Người vay là cá nhân, hộ gia đình;

+ Người cho vay là ngân hàng, công ty tài chính....;

+ Lượng tiền cho vay thường nhỏ, lãi suất thường cao.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Tín dụng tiêu dùng (minh họa)

b) Một số dịch vụ tín dụng tiêu dùng

* Dịch vụ cho vay trả góp của công ty tài chính.

- Cho vay trả góp là: tổ chức tín dụng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

- Đặc điểm của cho vay trả góp là:

+ Hàng tháng người vay phả trả lãi và một phần số nợ gốc;

+ Hạn mức cho vay cao, lãi suất thấp,

+ Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thời hạn thanh toán linh hoạt.

- So với việc thanh toán hết một lần, việc mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trà hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trà góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tiền gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.

- Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

* Cho vay tiêu dùng qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

- Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card) là thẻ chi tiêu trước, trả tiền sau do ngân hàng phát hành.

- Căn cứ vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thể, ngân hàng cấp một số tiền cho chủ thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ và quy định hạn quyết toán cho khoản tiền đã chi trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn quyết toán, chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã chi cho ngân hàng, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng phải chịu lãi.

- Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội:

+ Với cá nhân: có cơ hội được ưu đãi về lãi suất khi vay tiền ngân hàng nhờ có lịch sử tín dụng tốt đồng thời còn được hoàn lại một khoản tiền nhỏ theo giá trị hoá đơn mỗi khi mua sắm trong khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ không có được, hạn chế được những rủi ro từ việc giữ tiền mặt, thực hiện thanh toán nhanh gọn, an toàn.

+ Với xã hội: việc nhiều cá nhân thực hiện thanh toán qua thẻ sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt cần phát hành trong lưu thông, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử, thanh toán hoá đơn điện tử,...

+ Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thẻ có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chi qua thẻ đúng kì hạn. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Cho vay theo hạn mức thẻ tín dụng

4. Tín dụng nhà nước

a) Đặc điểm tín dụng nhà nước

- Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa nhà nước với những tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư cùa nhà nước để xây dưng Tổ quốc và nhà nước cho vay thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triền xã hội bền vững.

- Đặc điểm:

+ Tín dụng nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi: theo kế hoạch, chủ trương của nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của nhà nước;

+ Lãi suất vay cùa nhà nước hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

b) Một số mô hình tín dụng nhà nước

* Phát hành trái phiếu chính phủ.

- Trong hoạt động bán trái phiếu chính phủ: nhà nước là người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ.

- Thời hạn trái phiếu thường từ 1 năm trở nên, công trái xây dựng Tổ quốc còn cỏ thời hạn dài hơn, thường là 5 năm.

- Trái phiếu chính phủ có thể mua bán, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường chứng khoán.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Trái phiếu chính phủ

* Tín dụng cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội

- Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước được thành lập để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán.

- Ngân hàng chính sách xã hội có hai phương thức cho vay, cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác trong đỏ uỷ thác lá chủ yếu. Ngân hàng thực hiện uỷ thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho các Hội, Đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối tượng cho vay phải là đối tượng được quy định trong các chương trình ưu đãi của Nhà nước giao cho ngân hàng này thưc hiện. Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp ở các địa phương để cung cấp dịch vụ tín dụng nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi cho người dân.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Vay tiền tại ngân hàng chính sách xã hội (minh họa)

Đánh giá

0

0 đánh giá