Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13 (Kết nối tri thức): Thực hiện pháp luật

8.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

a) Tuân thủ pháp luật

- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật

b) Thi hành pháp luật

- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật

Thực hiện đóng thuế khi tham gia kinh doanh

c) Sử dụng pháp luật

- Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật (làm những việc pháp luật cho phép làm).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật

d) Áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan. Cán bộ. công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

- Đặc điểm:

+ Áp dụng pháp luật mang tính quyền lực Nhà nước.

+ Áp dụng pháp luật được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

+ Áp dụng pháp luật theo nguyên tắc cá biệt hóa các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hiện pháp luật

Áp dụng pháp luật khi xét xử

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Câu 1.Hàng năm, anh A luôn chủ động đến cơ quan thuế để kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, anh A đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Anh A đã chủ động làm việc cần phải làm theo quy định của pháp luật, vậy anh đã thi hành pháp luật.

Câu 2.Chị B sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị B đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Chị B sử dụng quyền của mình, làm điều pháp luật cho phép – tự do lựa chọn hình thức kinh doanh, vậy chị đang sử dụng pháp luật.

Câu 3.Y sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. Y đã không

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Y vận chuyển, buôn bán ma túy là làm điều mà pháp luật cấm. Như vậy, Y đã không tuân thủ pháp luật.

Câu 4.Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. Bốn hình thức.

B. Ba hình thức.

C. Hai hình thức.

D. Một hình thức.

Đáp án đúng là: A

Có 4 hình thức thực hiện pháp luật:

- Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì pháp luật yêu cầu.

- Sử dụng pháp luật: Cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.

- Áp dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.

Câu 5.Hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm được gọi là gì?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

Câu 6.Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án đúng là: B

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Câu 7. Nội dung nào không phải là hình thức thực hiện pháp luật?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Thực hiện pháp luật là quá trình thường xuyên trong cuộc sống, với sự tham gia của cá nhân, tổ chức và Nhà nước bao gồm bốn hình thức: Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 8. Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật

A. Quy định phải làm.

B. Cho phép làm.

C. Quy định cấm làm.

D. Không cho phép làm.

Đáp án đúng là: B

Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

Câu 9.Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật có chủ thể thực hiện là cá nhân, tổ chức. Chủ thể thực hiện của áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

Câu 10.Phát hiện X đi xe lấn làn, vượt đèn đỏ và chạy quá tốc độ, đồng chí công an giao thông đã yêu cầu X dừng xe và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, đồng chí cảnh sát giao thông đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Đáp án đúng là: C

Đồng chí cảnh sát giao thông là công chức nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào Luật An toàn giao thông đường bộ để ra quyết định xử phạt nhằm chấm dứt việc vi phạm pháp luật của X – đồng chí đã áp dụng pháp luật.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Nội dung cơ bản Hiến pháp về chế độ chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

Đánh giá

0

0 đánh giá