Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

10.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

- Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

- Sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất ra sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ đề đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

- Sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: là hoạt động kinh tế cơ bản của con người, làm ra sản phẩm hàng hoá/dịch vụ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của xã hội: tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gia đình, xã hội và chủ thể kinh doanh, đem lại cuộc sống ấm no cho mọi người trong xã hội, đóng góp cho sự phát triền kinh tế - xã hội của điạ phương và đất nước.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Nhà máy Thiết bị thông minh VinSmart

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

a) Mô hình Hộ sản xuất kinh doanh

- Hộ sản xuất kinh doanh là mô hình sản xuất kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, địa phương và quy định của pháp luật, tự chủ trong quản lí và tiêu thụ sản phẩm.

- Hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

- Mô hình này có quy mô nhỏ lẻ, bộ máy quản lí gọn nhẹ, dễ tạo việc làm nhưng khó huy động vốn nên khó tăng quy mô và đầu tư trang thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của khách hàng lớn.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Hộ kinh doanh mây che đan

b) Mô hình Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã sản xuất kinh doanh

+/ Mô hình hợp tác xã:

- Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã.

- Đặc điểm của hợp tác xã:

+ Csó hình thức sở hữu tập thể;

+ Các thành viên có những nhu cầu chung trong sản xuất, kinh doanh;

+ Có vị trí, vai trò bình đẳng, có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau trong quản lí hợp tác xã.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp

+/ Mô hình liên minh hợp tác xã:

- Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

- Đặc điểm của Liên hiệp hợp tác xã: cố hình thức sở hữu tập thể, đồng sở hữu: có tư cách pháp nhân: các hợp tác xã thành viên tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí.

c) Mô hình doanh nghiệp

Khái niệm: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

* Đặc điểm của doanh nghiệp:

- Có tính kinh doanh: mục đích hoạt động là tạo ra lợi nhuận thông qua mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hoá/dịch vụ....

- Có tính hợp pháp: đã đăng kí và được cấp phép kinh doanh.

- Có tính tổ chức: có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, trụ sở giao dịch, tài sản riêng và tư cách pháp nhân (trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân).

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH DEK Technologies Việt Nam

* Một số mô hình doanh nghiệp:

+/ Doanh nghiệp tư nhân:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Đặc điểm:

+ Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp là cá nhân chủ doanh nghiệp, có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, không tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân.

+ Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận và chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

+/ Công ty hợp danh:

- Công ty hợp danh:

+ Là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh).

+ Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn.

+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

- Đặc điểm:

+ Thành viên hợp danh là người có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang nhau trong quản lí công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.

+ Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỉ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quàn lí công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

+ Do kết hợp được uy tín cá nhân cùa thành viên hợp danh nên tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lí công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và tin tưởng nhau.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Công ty Hợp danh Việt Tín

+/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tồ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu: chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cổng ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Đặc điểm:

+ Vốn điều lệ tại thời điểm đăng kí doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty. Nếu tăng vốn điều lệ bằng đóng góp của người khác thi phải chuyển đồi sang loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

+ Ít rủi ro hơn công ty tư nhân, cơ cấu tổ chức đơn giản, chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Công ty TNHH Hoa sen

+/ Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể lá tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

- Đặc điểm:

+ Công ty có tư cách pháp nhân, không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty khi đăng kí doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

+ Ít gây rủi ro cho người góp vốn, việc quản lí, điều hành công ty không quá phức tạp.

+/ Công ty cổ phần

- Công ty cồ phẩn là doanh nghiệp được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Người đóng cổ phần gọi là các cổ đông. Cơ quan tối cao của công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị sau đó Hội đồng quản trị sẽ thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc) hoặc Giám đốc điều hành. Công ty có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

- Đặc điểm:

+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, có quyền tự do chuyền nhượng cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, có quyền phát hành chứng khoán, phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

+ Mức độ rủi ro của các cổ đông không cao, cơ cấu vốn của công ty cổ phần linh hoạt, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần Dược phẩm TW 25 (UPHACE)

+/ Doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp nhà nước: là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập hoặc tham gia thành lập đầu tư trên 50% vốn điều lệ và quản lí hoặc tham gia quản lí với tư cách chủ sở hữu, là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

- Doanh nghiệp nhà nước gồm có hai loại:

+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Câu 1. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: C

Thuế thu nhập cá nhân: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khi chi trả phần thu nhập này cho người lao động, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân đó vào ngân sách nhà nước.

Câu 2. Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: A

Thuế giá trị gia tăng: Thuế tính trên giá trị tăng thêm của ô tô phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Câu 3. Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên phải nộp thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: D

Thuế nhập khẩu: Do doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô nên vẫn phải nộp thuế nhập khẩu.

Câu 4. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: C

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Câu 5. Vì sao xe ô tô phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

A. Vì xe ô tô gây ô nhiễm do khí thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu.

B. Vì xe ô tô là phương tiện giao thông được sử dụng nhiều.

C. Vì xe ô tô là phương tiện được nhập khẩu từ nước ngoài.

D. Vì xe ô tô dễ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống giao thông.

Đáp án đúng là: A

Xe ô tô phải nộp thuế bảo vệ môi trường bởi vì xe ô tô gây ô nhiễm do khí thải tạo ra khi sử dụng xăng dầu.

Câu 6. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là

A. thuế.

B. vốn đầu tư nước ngoài.

C. lệ phí.

D. phí.

Đáp án đúng là: A

Thuế là nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước.

Câu 7. Phương án nào dưới đây nói đến vai trò của thuế?

A. Tăng cường lạm phát.

B. Điều tiết thu nhập.

C. Mở rộng thị trường.

D. Hỗ trợ an sinh.

Đáp án đúng là: B

Thuế được sử dụng như một công cụ quan trọng huy động nguồn lực tài chính, điều tiết kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, điều tiết thu nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Câu 8. Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế?

A. Kiềm chế lạm phát.

B. Điều tiết kinh tế.

C. Kích thích đầu tư.

D. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.

Đáp án đúng là: D

Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ không thuộc vai trò của thuế.

Thuế được sử dụng như một công cụ quan trọng huy động nguồn lực tài chính, điều tiết kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, điều tiết thu nhập, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Câu 9. Phương án nào sau đây không thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế giá trị gia tăng.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế hộ gia đình.

Đáp án đúng là: D

Thuế hộ gia đình không thuộc một trong các loại thuế của nước ta.

Câu 10. Phương án nào sau đây thuộc một trong các loại thuế của nước ta?

A. Thuế thu nhập cá nhân.

B. Thuế lao động.

C. Thuế lao động nước ngoài.

D. Thuế bình ổn giá.

Đáp án đúng là: A

Thuế thu nhập cá nhân  thuộc một trong các loại thuế của nước ta.

Câu 11. Những mặt hàng nào cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường?

A. Mặt hàng gây tác động xấu đến môi trường.

B. Mặt hàng có giá trị cao.

C. Mặt hàng góp phần bảo vệ môi trường.

D. Mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài.

Đáp án đúng là: A

Những mặt hàng gây tác động xấu đến môi trường cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

Câu 12. Trong các chủ thể dưới đây, chủ thể nào cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

A. Anh T có mức thu nhập cá nhân là 7 triệu/tháng.

B. Chị M có mức thu nhập cá nhân là 12 triệu/tháng.

C. Ông N có mức thu nhập cá nhân là 30 triệu/tháng.

D. Chị K có mức thu nhập cá nhân là 4,5 triệu/tháng.

Đáp án đúng là: D

Trong các chủ thể trên, chị K có mức thu nhập cá nhân là 4,5 triệu/tháng là không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân vì mức thu nhập cá nhân thấp hơn 5 triệu/tháng.

Câu 13. Chị P làm nhân viên văn phòng có mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Trong trường hợp này, chị P phải đóng thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 10%.

C. 15%.

D. 20%.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp này, chị P phải đóng thuế thu nhập cá nhân là  5%.

Câu 14. Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích nào sau đây?

A. Điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

B. Kích thích sản xuất, tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu.

C. Làm gián đoạn quá trình sản xuất hàng hóa đặc biệt.

D. Làm gián đoạn quá trình sử dụng dịch vụ đặc biệt.

Đáp án đúng là: A

Nhà nước thu thuế thu nhập đặc biệt nhằm mục đích điều tiết việc sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

Câu 15. Anh K có tổng thu nhập mỗi tháng là 20 triệu đồng, trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh, anh K phải nộp thuế 150 000 đồng/ tháng.Trong trường hợp này, anh K đang thực hiện nghĩa vụ đóng loại thuế nào sau đây?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: C

Trong trường hợp này, anh K đang thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân.

Câu 16. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?

A. Bắt buộc.

B. Tự nguyện.

C. Không bắt buộc.

D. Cưỡng chế.

Đáp án đúng là: A

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019), thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Câu 17. Thuế có vai trò gì?

A. Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

B. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

C. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

 Thuế có các vai trò:

 - Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước.

 - Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.

 - Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.

Câu 18. Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập cá nhân.

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

D. Thuế nhập khẩu.

Đáp án đúng là: B

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước. 

Câu 19. Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa được gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập cá nhân.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đáp án đúng là: D

Thuế tiêu thụ đặc biệt: Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 

Câu 20. Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế bảo vệ môi trường.

C. Thuế nhập khẩu.

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đáp án đúng là: B

Theo quy định pháp luật, công ty A phải nộp Thuế bảo vệ môi trường vì xe ô tô thải ra các chất gây hại cho môi trường.

Câu 21. Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?

A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Đáp án đúng là: D

Thuế trực thu bao gồm một số loại sau:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế tài nguyên.

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc loại thuế gián thu điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Câu 22. Loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

C. Thuế gián thu.

D. Thuế trực thu.

Đáp án đúng là: D

Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. 

Câu 23. Loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó được gọi là gì?

A. Thuế giá trị gia tăng.

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

C. Thuế thu nhập cá nhân.

D. Thuế bảo vệ môi trường.

Đáp án đúng là: B

Thuế giá trị gia tăng: là loại thuế được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Câu 24. Người nộp thuế bao gồm những đối tượng nào?

A. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

B. Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

C. Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Luật Quản lí thuế số 38/2019/QH14 quy định về người nộp thuế ở Điều 2. Đối tượng áp dụng như sau:

Khoản 1. Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

Câu 25. Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?

A. hình sự.

B. dân sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật.

Đáp án đúng là: A

Mọi hành vi trốn thuế, gian lận thuế đều bị xử phạt (Điều 13 Thông tư số 166/2013/TTBTC), thậm chí nếu trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội hình sự. (Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá