Với giải Bài tập 15 trang 61 SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Dịch vụ tín dụng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài tập 15 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại thẻ tín dụng mà em biết. Hãy viết bài ngắn phân biệt các loại thẻ này.
Trả lời:
- Thẻ tín dụng hạng chuẩn
+ Dành cho người có thu nhập trung bình, thường là từ 4-5 triệu đồng/tháng trở lên.
+ Hạn mức tín dụng của thẻ hạng chuẩn dao động từ 10-50 triệu đồng tùy từng cá nhân mở thẻ và phí thường niên thấp dao động từ 150-250 nghìn đồng.
- Thẻ tín dụng hạng vàng
+ Dành cho người có thu nhập từ 8-10 triệu đồng/tháng trở lên với hạn mức từ 50-200 triệu đồng. Phí thường niên thường dao động từ 200-500 nghìn đồng
+ Thẻ tín dụng hạng bạch kim
+ Là dòng thẻ cao cấp nhất dành cho những người có thu nhập cao từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên. Hạn mức tín dụng của thẻ bạch kim lên tới hàng tỷ đồng với phí thường niên cao khoảng 1 triệu đồng.
- Thẻ tín dụng nội địa
+ Chỉ có thể dùng để thanh toán các dịch vụ hoặc hàng hóa trong nước.
+ Hạn mức của thẻ tín dụng nội địa thường thấp hơn hạn mức thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên các điều kiện để mở thẻ đơn giản hơn, phí thường niên cũng thấp hơn.
- Thẻ tín dụng quốc tế
+ Có thể dùng để thanh toán các giao dịch cả trong và ngoài nước. Ưu điểm của thẻ tín dụng quốc tế là hạn mức tín dụng cao lên tới hàng tỷ đồng và mang lại sự thuận tiện cho chủ thẻ khi đi công tác, du lịch nước ngoài.
+ Với tấm thẻ này bạn có thể thanh toán trực tiếp mà không cần đổi tiền ngoại tệ. Tuy nhiên phí thường niên và phí rút tiền của thẻ tín dụng quốc tế rất cao.
- Thẻ tín dụng cá nhân
+ Được phát hành dành cho cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ và cá nhân đó chịu hoàn toàn trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của mình. Thẻ tín dụng cá nhân bao gồm thẻ chính và thẻ phụ.
+ Thẻ chính dành cho người đứng tên mở thẻ
+ Thẻ phụ là các thẻ tín dụng được mở thêm do người đứng tên chịu trách nhiệm với các khoản chi tiêu của các thẻ phụ đó. Hạng thẻ phụ không cao hơn hạng của thẻ chính và hạn mức thẻ tín dụng phụ sẽ do thẻ chính quyết định.
- Thẻ tín dụng doanh nghiệp:
+ Do doanh nghiệp đứng ra mở và chịu trách nhiệm thanh toán bằng nguồn tiền của doanh nghiệp đó.
+ Doanh nghiệp khi muốn mở thẻ tín dụng thường ủy quyền cho 1 cá nhân trong doanh nghiệp thường là Tổng giám đốc hoặc giám đốc tài chính. Việc ủy quyền phải tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải sách bài tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi...
Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin...
Bài tập 11 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống...
SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
SBT KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam