Đọc thông tin. Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN

375

Với giải Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 9: Dịch vụ tín dụng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập KTPL lớp 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

Bài tập 10 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10Đọc thông tin

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 28/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư số 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ ngân hàng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/4/2020.

Thông tư số 28/2019/TT-NHNN quy định như sau: "Đối với chủ thẻ phụ là người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Không còn yêu cầu phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật".

Xu hướng này sẽ khuyến khích trẻ tự lập và tự thanh toán một số hàng hoá dịch vụ cho mình qua hình thức thẻ tín dụng. Một phần giúp cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển ngang hàng với các nước trong khu vực, thu hút thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc mua sắm online phổ biến. Việc cho trẻ em được mở tài khoản ngân hàng, mở thẻ tín dụng để thanh toán sẽ phần nào giúp các em chủ động hơn, thuận tiện vì hơn trong việc thực hiện các giao dịch mua bán hàng hoá phục vụ nhu cầu học tập, cuộc sống của chính các em được dễ dàng. Mặt khác, điều này còn thuận tiện hơn vì không bị giới hạn bởi số tiền có trong tài khoản như hình thức thẻ ghi nợ. Điều này cũng giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi hơn khi cho con cái mua sắm đồ dùng thiết yếu cho cuộc sống của con mình.

Thông thưởng, người trẻ rất dễ sập bẫy chi tiêu. Nhất là các em thiếu niên từ đủ 15 tuổi vì nhận thức của trẻ còn hạn hẹp để sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh, hiệu quả, thậm chí không gây thiệt hại cho bố mẹ. Chưa kể đến thông tin về cách bảo vệ an toàn thông tin thể tránh bị kẻ xấu lợi dụng trong môi trường Internet phổ biến hiện nay. Do đó, nếu trẻ không có tài sản cá nhân riêng và có thẻ tín dụng, việc chi tiêu vô tội vạ ngay cả khi không có tiền sẽ khiến cá nhân các em và phụ huynh sẽ gặp rắc rối với ngân hàng chủ thể khi ngân hàng yêu cầu thanh toán có tinh đến lãi suất và phạt chậm trả,...

a) Em hãy cho biết người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ nào.

b) Theo em, những thuận lợi và rủi ro của việc sử dụng thẻ tín dụng đối với người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

Trả lời:

Yêu cầu a) Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng những loại thẻ: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

Yêu cầu b) 

- Thuận lợi:

+ Công cụ hỗ trợ tài chính.

+ Thanh toán tiện lợi.

+ Quản lý chi tiêu.

+ Nhận được nhiều ưu đãi.

- Rủi ro:

+ Chi tiêu vượt hạn mức.

+ Lãi suất thẻ tín dụng.

+ Các ảnh hưởng về tâm lí.

+ Có thể mất tiền trong thẻ khi bị mất thẻ.

Xem thêm lời giải sách bài tập Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những loại dịch vụ tín dụng nào được nhắc đến ở mỗi hình ảnh dưới đây...

Bài tập 2 trang 56 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc bảng số liệu dưới đây và trả lời câu hỏi...

Bài tập 3 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bố của Minh dự định mua một chiếc ô tô để kinh doanh dịch vụ chở khách và đã mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến ngân hàng để vay số tiền 500 triệu đồng, với lãi suất × %/năm trong 5 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của Minh đã sử dụng...

Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế pháp luật 10Gia đình bạn X dự định mua nhà mới nhưng còn thiếu 200 triệu đồng. Bố của X đã mang căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận lương hằng tháng đến ngân hàng để vay tiền số tiền trên. Nhân viên ngân hàng cho biết bố của X là công chức nhà nước, có thu nhập ổn định nên có thể vay không cần đảm bảo trong thời hạn 1 năm. Hãy cho biết hình thức tín dụng ngân hàng mà bố của X đã sử dụng...

Bài tập 5 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về tín dụng nhà nước?...

Bài tập 6 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về tín dụng thương mại?...

Bài tập 7 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10Anh T dùng thẻ tín dụng do ngân hàng cấp để trả tiền mua sắm quần áo. Căn cứ vào mức lương của anh T là 10 triệu đồng, ngân hàng cho phép anh T sử dụng dịch vụ thẻ với hạn mức tín dụng là 40 triệu đồng. Sau một thời gian theo thoả thuận, anh T phải thanh toàn lại cho ngân hàng. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiên đã vay, anh T sẽ phải chịu lãi...

Bài tập 8 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10Em hãy phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại theo các tiêu chí dưới đây...

Bài tập 9 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10Anh H muốn mua một chiếc máy tính tại cửa hàng máy tính X. Sau khi nhân viên tư vấn về các dịch vụ mua hàng, anh H lựa chọn mua trả góp thông qua công ty tài chính liên kết với cửa hàng. Anh trả trước 40% giá trị sản phẩm, số tiền còn lại sẽ trả góp thông qua công ty tài chính. Sau khi hoàn tất thủ tục mua trả góp, anh H được nhận máy tính...

Bài tập 11 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Xử lí tình huống...

Bài tập 12 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Q rất thích sử dụng thẻ tín dụng vì nhiều ưu điểm trong thanh toán như có thể thanh toán mọi lúc, mọi nơi trong hạn mức tín dụng, được hưởng những ưu đãi từ ngân hàng và các đối tác liên kết, sử dụng thẻ tín dụng rất tiện lợi. Nhiều lần đi mua sắm, Q chi tiêu “vung tay quá trán”. Thấy vậy, bạn của Q là H đã khuyên bạn mình cần cân nhắc trước khi sử dụng thẻ nhưng Q không nghe...

Bài tập 13 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy lập bảng để so sánh các dịch vụ tín dụng và đặc điểm của mỗi loại dịch vụ đó...

Bài tập 14 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết bài giới thiệu cách dùng các loại thẻ tín dụng cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và cho biết trách nhiệm khi sử dụng các loại thẻ trên...

Bài tập 15 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy liệt kê các loại thẻ tín dụng mà em biết. Hãy viết bài ngắn phân biệt các loại thẻ này...

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

SBT KTPL 10 Bài 8: Tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng

SBT KTPL 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

SBT KTPL 10 Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

SBT KTPL 10 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá